Sữa làm từ hạt hạnh nhân có hương vị thơm béo, sánh mịn.
Lợi ích của sữa hạnh nhân
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 240ml sữa hạnh nhân không đường chứa 39 calo, 1gr protein, 3gr chất béo, 3gr carbohydrate và 2gr đường.
Gọi là “sữa” nhưng sữa hạnh nhân là thành phẩm của quá trình xay nhuyễn hạt hạnh nhân và nước. Đây là dạng thức uống thay thế sữa được nhiều người sử dụng để ăn cùng ngũ cốc, pha chế đồ uống với một vài ưu điểm nổi trội sau:
Phù hợp cho người không dung nạp lactose
Nhiều người không thể uống sữa bò, sữa động vật do không dung nạp đường lactose trong sữa. Khi đó, sữa hạt như sữa hạnh nhân nguyên chất sẽ là lựa chọn an toàn hơn. Người ăn chay cũng có thể sử dụng sữa hạnh nhân.
Giàu chất béo lành mạnh
Hạt hạnh nhân vốn chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch.
Có thể áp dụng vào nhiều công thức
Bạn có thể tự làm sữa hạnh nhân tại nhà cho các công thức pha chế cà phê, sinh tố.
Sữa hạnh nhân chứa ít calo và carbohydrate, có thể dùng trong các công thức pha chế thức uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa hạnh nhân để xay sinh tố hoặc làm các món bánh nướng.
Thức uống bổ sung nước
Đa số các loại sữa làm từ thực vật chứa tới 90% là nước. Uống sữa hạnh nhân vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể, vừa cung cấp lượng nhỏ calci và protein. Một số nhà sản xuất bổ sung thêm calci, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, phospho, magne, kẽm… vào công thức để đảm bảo giá trị dinh dưỡng gần tương đương sữa bò.
Giàu vitamin E
240ml sữa hạnh nhân đã có thể cung cấp gần đủ nhu cầu vitamin E hàng ngày. Đây là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng bệnh và làm đẹp da.
Những lưu ý cần cân nhắc khi uống sữa hạnh nhân
So với sữa bò, sữa hạnh nhân chứa rất ít protein (240ml sữa bò chứa tới 8gr protein). Để hương vị của sữa hấp dẫn hơn, các nhà sản xuất thường sử dụng nhiều đường phụ gia. Ngoài ra, sữa hạnh nhân cũng được coi là thức uống không thân thiện với môi trường. Quá trình trồng cây hạnh nhân, thu hoạch hạt và làm sữa sử dụng lượng nước khổng lồ.
Hạt hạnh nhân cũng có thể gây dị ứng với nhiều người. Trong trường hợp này, sữa đậu nành sẽ là lựa chọn an toàn hơn, đặc biệt là có chứa lượng protein gần tương đương sữa bò.
Cách chế biến sữa hạnh nhân tại nhà
Nếu muốn dùng sữa hạnh nhân, bạn có thể tự làm sữa hạnh để đổi vị cho gia đình theo hướng dẫn sau:
Ngâm hạt hạnh nhân sống trong nước lạnh qua đêm để hạt mềm.
Sáng hôm sau, xả sạch hạt với nước. Sau đó, mang đi xay nhuyễn mịn với nước lọc. Tỷ lệ là khoảng 110gr hạt hạnh nhân với 1200ml nước lọc.
Dùng vải xô để lọc bỏ phần bột bã. Bạn sẽ thu được dung dịch là sữa hạnh nhân không đường. Nếu muốn tạo vị ngọt, bạn có thể thêm siro lá phong, mật ong, chiết xuất vanilla, quả chà là vào sữa, xay nhuyễn thêm một lần nữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích bổ máu của sinh tố chuối, chà là, sữa hạnh nhân.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?