Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại xét nghiệm cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện

Cùng tìm hiểu xem tại sao việc nhịn ăn lại cần thiết đối với một số xét nghiệm, loại xét nghiệm nào yêu cầu nhịn ăn và bạn nên làm gì nếu lỡ ăn trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm máu lúc đói yêu cầu bạn tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong một thời gian trước khi xét nghiệm. Lượng thời gian nhịn ăn là khác nhau đối với các xét nghiệm khác nhau. Thông thường nằm trong khoảng từ 8 đến 12 giờ.

Nhịn ăn cho phép bác sĩ có được kết quả đo chính xác của các chỉ số mà sẽ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn ăn, chẳng hạn như lượng đường hoặc mức cholesterol trong máu.

Nếu vô tình ăn trước khi xét nghiệm máu, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để tránh nhận về kết quả xét nghiệm sai.

Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể tiếp tục làm xét nghiệm máu, tuy nhiên trong những trường hợp khác, bạn có thể cần phải dời lịch làm xét nghiệm sang một ngày khác.

Cùng tìm hiểu xem tại sao việc nhịn ăn lại cần thiết đối với một số xét nghiệm, loại xét nghiệm nào yêu cầu nhịn ăn và bạn nên làm gì nếu lỡ ăn trước khi xét nghiệm.

Tại sao một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn?

Một số xét nghiệm máu yêu cầu bạn phải nhịn ăn vì kết quả có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn ăn. Hàm lượng các vi chất dinh dưỡng, carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm của bạn đều có thể làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm.

Một ví dụ về xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn là xét nghiệm đường huyết - đo lượng đường trong máu của bạn. Ăn thực phẩm giàu carbohydrate có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu của bạn trong vòng 15 phút sau ăn.

Đọc thêm tại bài viết: Thực phẩm không nên ăn trước khi xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nào cần phải nhịn ăn?

Sau đây là một số loại xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn:

  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm cholesterol trong máu
  • Xét nghiệm triglyceride
  • Xét nghiệm sắt huyết thanh
  • Xét nghiệm vitamin B12
  • Xét nghiệm phức hợp vitamin B
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase

Cần nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu?

Khoảng thời gian bạn cần nhịn ăn tùy thuộc vào loại xét nghiệm của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên kiêng ăn trong bao lâu.

  • Xét nghiệm đường huyết: Xét nghiệm đường huyết lúc đói thường yêu cầu nhịn ăn qua đêm kéo dài khoảng 8 đến 10 giờ.
  • Xét nghiệm cholesterol trong máu: Một số loại xét nghiệm cholesterol không yêu cầu nhịn ăn. Tuy nhiên, một số người muốn làm xét nghiệm cholesterol LDL trực tiếp có thể phải yêu cầu nhịn ăn tới 14 giờ.
  • Xét nghiệm triglyceride: Bạn có thể không cần phải nhịn ăn để xét nghiệm triglyceride, nhưng có thể phải nhịn ăn trong 12 giờ trong một số trường hợp.
  • Xét nghiệm sắt huyết thanh: Bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn trong 12 giờ và tránh bổ sung sắt trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm vitamin B12: Bạn thường không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm vitamin B12. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nhịn ăn khoảng 6 đến 8 giờ.
  • Xét nghiệm phức hợp vitamin nhóm B: Xét nghiệm máu xét nghiệm tất cả các vitamin B của bạn thường được thực hiện vào buổi sáng sau một đêm nhịn ăn.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi kiểm tra chức năng thận.
  • Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase: Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn nhịn ăn qua đêm và tránh uống rượu trong 24 giờ.

Phải làm gì nếu bạn lỡ ăn trong thời gian nhịn đói trước khi xét nghiệm

Nếu bạn phá vỡ sự nhịn ăn, kết quả xét nghiệm của bạn có thể không chính xác. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để xem xét nghiệm có thể được thực hiện tiếp hay không.

Một số xét nghiệm có thể vẫn được thực hiện tiếp dù bạn không ở trạng thái nhịn ăn. Điều quan trọng là phải trung thực với bác sĩ để họ có thể diễn giải kết quả xét nghiệm của bạn một cách chính xác. Một số loại xét nghiệm có thể phải dời lịch lại.

Đọc thêm tại bài viết: Nên làm gí nếu bạn lỡ ăn trước khi xét nghiệm máu

Các triệu chứng sức khỏe có thể cần xét nghiệm máu lúc đói

Có nhiều bệnh lý mà bác sĩ có thể muốn sử dụng xét nghiệm máu lúc đói. 3 bệnh lý phổ biến bao gồm bệnh tiểu đường, cholesterol cao hoặc thiếu sắt.

Các triệu chứng ban đầu sau đây có thể cho thấy bạn mắc một trong 3 bệnh lý trên, bao gồm:

  • Cực kỳ khát nước
  • Vết thương chậm lành
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Da nhợt nhạt
  • Móng tay dễ gãy
  • Đau đầu
  • Chóng mặt

Bạn có thể ăn trước khi xét nghiệm máu hay không?

Nhiều loại xét nghiệm máu không yêu cầu bạn phải nhịn ăn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu bạn có cần kiêng ăn hay không và trong bao lâu.

Tuy nhiên, đối với tất cả các loại xét nghiệm máu, kể cả xét nghiệm lúc đói, bạn vẫn có thể uống nước lọc. Bạn nên tránh các đồ uống khác như cà phê, trà, nước trái cây và đồ uống có cồn.

Lời khuyên về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn nhịn ăn để xét nghiệm máu dễ dàng hơn:

  • Uống nước: Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy mạch máu hơn.
  • Lên lịch xét nghiệm vào buổi sáng: Nếu xét nghiệm máu vào buổi sáng, bạn có thể chỉ cần bỏ một bữa ăn.
  • Ăn trước khi nhịn ăn: Ăn ngay trước thời điểm bắt đầu nhịn ăn sẽ giúp bạn giảm lượng thời gian cần tránh ăn.
  • Tránh tập thể dục trong thời gian nhịn ăn: Tập thể dục tăng tốc độ tiêu hóa và khiến bạn đốt cháy thêm calo, bạn sẽ nhanh thấy đói và mệt mỏi hơn.
  • Giữ cho mình bị phân tâm: Giữ cho bản thân bận rộn có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đói.

Khi nào bạn có thể ăn hoặc uống lại?

Bạn có thể ăn và uống ngay sau khi xét nghiệm máu. Bạn có thể sẽ đói sau khi nhịn ăn, vì vậy hãy mang theo đồ ăn nhẹ bên mình để ăn ngay sau khi xét nghiệm máu.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Bác sĩ Đoàn Thu Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm