Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đọc nhãn thuốc

Có rất nhiều thông tin quan trọng bạn phải biết khi sử dụng một loại thuốc được kê đơn hoặc mua từ hiệu thuốc. Tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc sẽ cho bạn biết cách uống thuốc như thế nào, có những thành phần nào trong thuốc và bạn sẽ cảm thấy thế nào sau khi uống thuốc.

Cách đọc nhãn thuốc

Dưới đây là một số hướng dẫn đọc thông tin trên nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng để bạn có thể tránh được những hiểu lầm nghiêm trọng.

Hoạt chất và tác dụng

Thông tin ở phần trên cùng của nhãn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng chính là thông tin về hoạt chất và tác dụng.

Hoạt chất chính là thành phần của thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng cùng với nhóm thuốc của thành phần đó, ví dụ như nhóm “antihistamine” hay nhóm thuốc giảm đau. Trong phần này, bạn cũng có thể biết được lượng hoạt chất có trong mỗi liều thuốc.

Kiểm tra thông tin này để đảm bảo rằng bạn không uống thêm các loại thuốc khác với cùng thành phần và để hiểu rằng loại thuốc này sẽ có tác dụng gì với bạn.

Chỉ định

Phần này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin nhanh về triệu chứng hoặc tình trạng bệnh mà thuốc đó có thể điều trị. Ví dụ, một loại thuốc giảm đau, trong phần chỉ định, sẽ được dùng trong các trường hợp đau răng, đau đầu, đau khớp và đau bụng kinh.

Luôn luôn kiểm tra phần này khi đi mua thuốc để chắc chắn rằng bạn đã mua đúng loại thuốc bạn cần.

Thận trọng

Đây là một trong số những phần quan trọng nhất của nhãn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng và thường là phần dài nhất.

Phần này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tính an toàn của thuốc. Bạn sẽ tìm thấy 4 thông tin cơ bản: những ai không nên dùng loại thuốc này, khi nào nên ngừng sử dụng thuốc, khi nào cần gọi bác sỹ và các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Phần này cũng sẽ giúp bạn biết được liệu sử dụng thuốc này có an toàn không khi được dùng chung với các thuốc khác hoặc khi bản thân bạn đang có một tình trạng bệnh khác.

Cách dùng

Đọc phần này thật kỹ. Phần này sẽ cho bạn biết bạn nên dùng thuốc với liều lượng là bao nhiêu và tần suất dùng thuốc là bao nhiêu lần một ngày (hay còn gọi là liều dùng). Ví dụ như uống 2 viên mỗi 4-6 tiếng.

Không bao giờ được uống nhiều hơn liều ghi trên nhãn mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Hướng dẫn về liều dùng sẽ được chia theo nhóm tuổi, bởi vậy, bạn cũng có thể biết được bạn hoặc con bạn có thể uống bao nhiêu thuốc.

Bạn cũng sẽ có được thông tin về lượng thuốc lớn nhất bạn có thể dùng trong 1 ngày là bao nhiêu.

Các thông tin khác

Nhiệt độ và độ ẩm đôi khi có thể làm hỏng thuốc, bởi vậy, không nên bảo quản thuốc ở những nơi ấm, ví dụ như trong nhà tắm hoặc trong ô tô. Phần này cũng sẽ cho bạn biết nhiệt độ để có thể bảo quản thuốc là bao nhiêu.

Phần thông tin này cũng sẽ nhắc bạn về việc kiểm tra sự nguyên vẹn của vỏ/hộp thuốc trước khi dùng, bởi đôi khi, việc vỏ/hộp thuốc bị nứt vỡ chính là một dấu hiệu của thuốc giả.

Tá dược

Tá dược là những thành phần có trong thuốc nhưng không trực tiếp điều trị các triệu chứng bệnh.

Tá dược có thể là chất bảo quản, chất tạo màu hoặc hương liệu. Luôn luôn kiểm tra phần nếu bạn hoặc con bạn bị dị ứng với thực phẩm hoặc dị ứng với các chất tạo màu.

Luôn nhớ rằng, các nhãn hiệu thuốc khác nhau của cùng một loại thuốc có thể chứa các thành phần tá dược khác nhau.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thuốc không kê đơn thường bị sử dụng sai

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm