Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề y tế khiến thế giới tranh cãi năm 2018

Năm nay chứng kiến những cuộc tranh cãi về quyền được chết, chỉnh sửa gene người, quyền phá thai, và việc dùng cần sa chữa bệnh.

Ngày 10/5, tiến sĩ David Goodall người Australia chủ động kết thúc cuộc đời ở tuổi 104. Ước nguyện và hành động của ông là chủ đề tranh luận sâu sắc ở Australia và nhiều nước khác. Là người ủng hộ quyền được chết, tiến sĩ Goodall lập luận sau tuổi trung niên, con người phải có toàn quyền sử dụng cuộc đời theo ý muốn.

Tiến sĩ Goodall trước khi qua đời bằng cái chết êm ái như ý nguyện. Ảnh: Sky News.

Tiến sĩ Goodall trước khi qua đời bằng cái chết êm ái như ý nguyện. Ảnh: Sky News.

 

Australia không cho phép người khỏe mạnh tìm đến cái chết êm ái, tiến sĩ Goodall phải đến Thụy Sĩ để ra đi. Các nước gồm Hà Lan, Canada, Luxembourg và một số bang của Mỹ cũng cho phép chết tự nguyện nhờ hỗ trợ y tế. 

Tiến sĩ Philip Nitschke, người sáng lập nhóm vận động trợ tử đã hỗ trợ ông Goodall ra đi cho rằng ép buộc người già sống trái với ý muốn của họ "là một dạng bạo hành". Ngược lại, Hiệp hội Y khoa Australia bày tỏ quan ngại sâu sắc, cho rằng ủng hộ tiến sĩ Goodall là ca ngợi hành động tự tử và vi phạm lời thề Hippocratic. 

"Xã hội nên hướng đến chăm sóc người đang gặp khó khăn và cho họ thấy mình xứng đáng được sống", đại diện hiệp hội nói. 

Theo thăm dò trên VnEpxress.net, gần 6.000 trên tổng số 8.070 độc giả ủng hộ quyết định ra đi êm ái của tiến sĩ Goodall. Số người không đồng ý đưa ra các lý do như trái tự nhiên, dễ bị lợi dụng vào mục đích sai trái.

Chỉnh sửa gene người

Ngày 26/11, nhà khoa học Hạ Kiến Khuê từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) tuyên bố đã dùng kỹ thuật chỉnh sửa gene để giúp hai bé gái sinh đôi khả năng miễn nhiễm với HIV.

Ông Hạ Kiến Khuê tại Hội nghị Quốc tế về chỉnh sửa gene ở Hong Kong ngày 28/11. Ảnh: RFA.

Ông Hạ Kiến Khuê (giữa) tại Hội nghị Quốc tế về chỉnh sửa gene ở Hong Kong ngày 28/11. Ảnh: RFA.

 

Thông tin về công trình của Hạ Kiến Khuê như một quả bom, làm bùng nổ cuộc tranh cãi toàn cầu về ứng dụng công nghệ gene trên người. Hơn 120 nhà khoa học đã ký tên vào bức thư phản đối việc làm của ông Hạ với lý do "ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề đạo đức". Trung Quốc cũng đình chỉ mọi dự án do ông Hạ tiến hành và tuyên bố điều tra nhà khoa học này.

Tuy nhiên, tại Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gene diễn ra ở Hong Kong ngày 28/11, Hiệu trưởng Đại học Y Harvard George Daley không chỉ trích ông Hạ mà cho rằng nhà khoa học Trung Quốc chỉ là "rẽ sai trên con đường đúng đắn".

Ông Daley lập luận chỉnh sửa tế bào gốc có thể và nên được áp dụng để định hình sức khỏe của trẻ em tương lai. Công nghệ này giúp loại bỏ các đột biến gây ung thư, xơ nang đồng thời cải thiện sức đề kháng trước những bệnh thông thường. Đại học Havard đang lên kế hoạch sử dụng công cụ chỉnh sửa gene để biến đổi mã DNA bên trong tế bào tinh trùng.

Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR mà Hạ sử dụng lấy từ một protein của vi khuẩn cho phép các nhà khoa học "cắt và dán" các phần ADN cụ thể. Năm 2015, tạp chí Science xếp công nghệ này vào danh sách thành tựu đột phá. Nó đã dùng để thử nghiệm trên chuột để nghiên cứu điều trị HIV, ung thư, bệnh Hungtinton, vi khuẩn E. coli.

Hợp pháp hóa quyền phá thai hay không

Những người ủng hộ quyền phá thai hay còn gọi là nhóm "vị lựa chọn" cho rằng phụ nữ có quyền tự quyết với cơ thể. Bên cạnh đó, họ lập luận việc cấm phá thai làm gia tăng tỷ lệ phá thai không an toàn, kéo theo nguy cơ tử vong của thai phụ. Theo nghiên cứu Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Guttmacher (Mỹ), hầu hết các ca phá thai không an toàn xảy ra ở những nơi cấm phá thai. 

Năm 2018, nhóm "vị lựa chọn" khắp thế giới đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình nhằm yêu cầu chính phủ hợp pháp hóa quyền phá thai. Ngày 20/12, Ireland trở thành nước mới nhất cho phép phụ nữ phá thai với điều kiện tuổi thai nhỏ hơn 12 tuần. 

Người dân Mỹ biểu tình đòi hợp pháp hóa phá thai. Ảnh: socialistworker.

Người dân Mỹ biểu tình đòi hợp pháp hóa phá thai. Ảnh: socialistworker.

 

Đối đầu với nhóm "vị lựa chọn" là nhóm "vị mạng sống" với niềm tin mọi thai nhi đều có quyền được chào đời và phá thai không khác gì hành vi giết người. 

Tính đến tháng 6, có năm quốc gia hoàn toàn cấm phá thai gồm El Salvador, Vatican, Malta, Cộng hòa Dominica và Nicaragua. Tại các nước này, phụ nữ bị cấm phá thai trong mọi trường hợp, dù cho còn vị thành niên, bị suy thai, nạn nhân hiếp dâm/loạn luân hay thậm chí để bảo toàn mạng sống. Nếu vi phạm, họ sẽ chịu phạt, nặng hơn là ngồi tù. 

Hợp pháp hóa cần sa

Các công trình khoa học chỉ ra tác dụng của cần sa trong điều trị cơn đau mạn tính, chứng nghiện rượu và ma túy, các vấn đề tâm thần như trầm cảm, stress sau sang chấn và lo hãi xã hội, đa xơ cứng và thậm chí giảm triệu chứng ung thư. Tháng 6, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt cannabidiol, một chất có trong cần sa, là phương pháp điều trị một số dạng động kinh.

Nhưng cần sa mang theo nhiều nguy cơ cho người sử dụng. Theo cuốn Marijuana as Medicine của Alison Mack và Janet E Joy, cũng như khói thuốc lá, khói cần sa có liên quan đến nguy cơ ung thư, tổn thương phổi và sức khỏe thai nhi kém. 

Tác dụng phụ khác của cần sa là dẫn đến tình trạng phụ thuộc, đặc biệt ở những người có vấn đề tâm thần hoặc nhạy cảm với chất kích thích. Cần sa cũng làm trầm trọng hơn triệu chứng rối loạn lưỡng cực, làm xuất hiện ý muốn tự sát và tăng nguy cơ tâm thần phân liệt.

Tháng 10, Canada hợp pháp hóa cần sa và trở thành thị trường cần sa lớn nhất thế giới. Động thái này bị Hiệp hội Y khoa Canada chỉ trích là vì lợi ích của các nhà sản xuất và thuế mà hy sinh sức khỏe người dân. 

Tại Mỹ, việc Bộ Tư pháp vẫn xếp cần sa vào danh sách cấm khiến một bộ phận chuyên gia y tế bức xúc. "Với tôi, cần sa là cách hiệu quả để điều trị cơn đau mạn tính", bác sĩ Peter Grinspoon từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những xu hướng luyện tập phổ biến nhất 2018

Minh Nguyên - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm