Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề về tim đi kèm với đột quỵ

Dường như không còn gì có thể tồi tệ hơn một cơn đột quỵ, vậy nhưng đột quỵ lại thường đi kèm với các biến chứng khác, có thể bao gồm viêm phổi, tắc nghẽn phổi, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng tiết niệu, biến chứng tim mạch...

Các biến chứng này thường kéo dài thời gian nằm viện, trì hoãn phục hồi chức năng hoặc khiến tình trạng người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Các vấn đề về tim thường gặp trong đột quỵ

Có một vài vấn đề về tim thường thấy ở những người bị đột quỵ, bao gồm nhồi máu cơ tim, suy tim và rối loạn nhịp tim - đặc biệt là  rung nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất.

Các vấn đề về tim liên quan đến đột quỵ có thể do chính đột quỵ gây ra hoặc có thể do cùng một nguyên nhân gây ra đột quỵ (phổ biến nhất là huyết khối động mạch). Hoặc ngược lại, vấn đề về tim xuất hiện trước và sau đó đột quỵ xảy ra. (Điều này thường thấy nhất khi rung tâm nhĩ tạo ra một  khối thuyên tắc lên não.)

Vì vậy, bất cứ khi nào đột quỵ có đi kèm với vấn đề về tim thì bác sĩ cần phải xem xét xác định nguyên nhân và hậu quả của cơn đột quỵ và ảnh hưởng đến tim. Điều này rất quan trọng để có thể lựa chọn liệu pháp phục hồi hiệu quả nhất cũng như ngăn ngừa nhiều vấn đề hơn trong tương lai.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Có đến 13% nạn nhân đột quỵ từ 60 tuổi trở lên cũng sẽ bị nhồi máu cơ tim trong vòng ba ngày sau đột quỵ. Ngược lại, không có gì lạ khi cơn đau tim có thể dẫn đến cơn đột quỵ ngay sau đó.

Nhiều bệnh nhân bị đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết hoặc báo cáo các triệu chứng của cơn đau tim nên vấn đề về tim có thể không được chú ý. Do đó, các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần đặc biệt chú ý theo dõi các triệu chứng thiếu máu cơ tim. 

Điều này bao gồm kiểm tra điện tâm đồ mỗi ngày trong vài ngày đầu và theo dõi các enzyme tim để tìm dấu hiệu tổn thương tim.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao các cơn đau tim và đột quỵ cấp tính xảy ra cùng nhau thường xuyên như vậy nhưng có khả năng cao một số người bị xơ vữa động mạch và lại có nguy cơ huyết khối tại vị trí của mảng xơ vữa động mạch (ví dụ, trong một hoặc hai ngày sau khi hút thuốc lá).

Vì các mảng bám thường được tìm thấy trong các động mạch cấp máu cho cả tim và não, nên tại những thời điểm nguy cơ cao như vậy, đột quỵ và đau tim có thể xảy ra gần như đồng thời.

Điều đặc biệt quan trọng đối với các bác sĩ khi điều trị cơn đau tim cấp tính là đảm bảo rằng bệnh nhân cũng không bị đột quỵ trước khi họ sử dụng thuốc tan huyết khối. Trong khi làm tan huyết khối trong động mạch vành thường mang tính trị liệu thì việc làm tan huyết khối trong động mạch não có thể dẫn đến xuất huyết não và làm cho cơn đột quỵ trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, một người đã bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đau tim trong tương lai. Điều này là do trong hầu hết các trường hợp, đột quỵ thường bắt nguồn từ cùng một nguyên nhân với đau tim là xơ vữa động mạch. Vì vậy, hầu hết những người sống sót sau đột quỵ có khả năng mắc bệnh động mạch vành (CAD) rất cao, và họ cần phải thực hiện những biện pháp tích cực để giảm nguy cơ bệnh tim trong tương lai.

Đột quỵ và suy tim

Đột quỵ có thể làm cho tình trạng suy tim trở nên xấu đi hoặc xuất hiện tình trạng suy tim.

Suy tim cũng có thể xảy ra nếu đột quỵ đi kèm cơn nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa, đột quỵ có thể trực tiếp làm tim bị suy yếu do sự gia tăng đáng kể nồng độ adrenaline (cũng như các thay đổi về thần kinh khác ít được xác định hơn). Những thay đổi này có thể gây thiếu máu cơ tim đáng kể dẫn đến thiếu oxy trong cơ tim ngay cả ở những người không có bệnh mạch vành. Tổn thương tim do thiếu máu cơ tim do trung gian thần kinh này gây ra rất phổ biến ở những người trẻ, khỏe mạnh bị đột quỵ do xuất huyết dưới nhện.

Đột quỵ cũng liên quan đến thiếu máu cơ tim thoáng qua, trong đó một phần cơ tim đột nhiên ngừng hoạt động. Tình trạng này, có lẽ giống hệt với hội chứng trái tim tan vỡ,  có thể tạo ra các cơn suy tim nặng, nhưng tạm thời.

Đột quỵ và rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim xuất hiện trong những ngày đầu ở khoảng 25% bệnh nhân nhập viện do đột quỵ.

Rối loạn nhịp tim liên quan đến đột quỵ hay gặp nhất là rung nhĩ, chiếm hơn một nửa các vấn đề về nhịp tim liên quan đến đột quỵ.

Những loại rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng cũng có thể xảy ra, bao gồm rung thất và ngừng tim. Trong nhiều trường hợp, rối loạn nhịp tim có khả năng gây tử vong là do hội chứng QT kéo dài (hội chứng khi hệ thống điện tim trở nên bất thường) gây ra bởi đột quỵ.

Nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra sau đột quỵ. Thông thường, nhịp tim chậm chỉ là hệ quả thoáng qua. Tuy nhiên, nếu nhịp tim chậm đáng kể và kéo dài thì có thể cần phải đặt máy tạo nhịp tim.

Tóm lại

Các vấn đề nghiêm trọng về tim xảy ra khá phổ biến sau đột quỵ. Bất cứ ai bị đột quỵ đều cần phải được đánh giá và theo dõi cẩn thận trong ít nhất vài ngày về khả năng bị nhồi máu cơ tim, suy tim và rối loạn nhịp tim. Bản thân đột quỵ đã là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim trong tương lai, vì vậy rất cần các biện pháp tích cực để giảm nguy cơ bệnh tim.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn thận với đột quỵ âm thầm

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm