Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp điều trị tóc mỏng

Bạn đã bao giờ nhìn vào lược hoặc sàn nhà tắm và thấy tóc mình rụng đầy ở đó không? Có bao giờ bạn thắc mắc trên đầu bạn còn bao nhiêu tóc hay không? Da đầu của bạn có dễ bị cháy nắng hoặc bạn nhận thấy tóc mình có những phần đang mỏng đi không? Nếu có, thì có thể bạn đang bị rụng tóc – một vấn đề tương đối phổ biến.

Rụng tóc khi lớn tuổi

Có khoảng một nửa số nữ giới sẽ bắt đầu bị rụng tóc khi bước vào tuổi 50 và khi ở độ tuổi 60, có khoảng 80% số phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc. Chúng ta đều biết rằng rụng tóc hoặc hói có thể xảy ra với nam giới ở độ tuổi trung niên, nhưng vấn đề này lại không được đề cập nhiều ở nữ giới. Rụng tóc thường sẽ ảnh hưởng đến nữ giới theo một cách khác, và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tự tin của họ. Một số người do rụng tóc quá nhiều quyết định cạo trọc đầu luôn, nhưng không nhiều phụ nữ tự tin thực hiện việc này. Tin tốt: có rất nhiều biện pháp điều trị sẵn có cho tình trạng rụng tóc ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách điều trị duy nhất đó là tìm ra nguyên nhân vấn đề.

Dạng rụng tóc phổ biến nhất ở nữ giới được gọi là rụng tóc từng mảng. Các nang tóc co lại, khiến tóc trở nên mỏng và dễ gãy hơn, từ đó làm giảm số lượng tóc nói chung. Các giai đoạn mọc tóc cũng sẽ diễn ra ngắn hơn và sẽ có ít tóc ở trong giai đoạn phát triển hơn. Trong trường hợp rụng tóc từng mảng ở nữ, tóc ở phần trán thường sẽ ít bị ảnh hưởng, thay vào đó, tóc ở các phần khác và ở trên đỉnh đầu sẽ bị mỏng dần đi.

Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng rụng tóc

Nếu bạn bị làm phiền bởi tình trạng tóc mỏng, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích máu: để đánh giá tình trạng sức khỏe chung và phát hiện một số tình trạng như thiếu máu (cũng có thể gây rụng tóc)
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: phát hiện các vấn đề liên quan đến tuyến giáp dẫn đến tình trạng tóc mỏng
  • Đánh giá chế độ ăn: để xác định xem chế độ dinh dưỡng của bạn có cân bằng hay không, có bị thiếu loại vitamin, khoáng chất nào không
  • Kiểm tra các tình trạng viêm mãn tính: các bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh liên quan đến viêm ở khu vực da đầu, bao gồm cả bệnh tự miễn, có thể liên quan đến tình trạng rụng tóc
  • Xét nghiệm hormone: mất cân bằng hormone mặc dù hiếm khi gây ra tình trạng rụng tóc nhưng bác sĩ vẫn có thể sẽ tiến hành xét nghiệm này.

Rụng tóc cũng có thể có nguyên nhân do gen

Phụ nữ cần ý thức được rằng rụng tóc có nguyên nhân do gen và lão hóa. Có rất nhiều đột biến gen có thể liên quan đến tình trạng rụng tóc và rụng tóc là sự phối hợp rất phức tạp của nhiều gen khác nhau. Bạn không cần tự trách mình nếu bạn bị rụng tóc, đặc biệt là nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoàn toàn ổn định và bình thường.

 

Căng thẳng cũng có thể gây rụng tóc

Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc, nhưng rụng tóc dạng này chỉ là tạm thời. Tất cả các nang tóc đều có vòng tuần hoàn và việc căng thẳng cả về thể chất và tinh thần đều có thể khiến nhiều nang tóc rơi vào trạng thái “nghỉ”. Sau giai đoạn bị căng thẳng, sẽ cần mất thêm một khoảng thời gian nữa thì các nang tóc mới trở về chu kỳ tuần hoàn bình thường được.

Thay đổi hormone ở tuổi trung niên có thể là nguyên nhân gây tóc mỏng

Rụng tóc có thể liên quan đến thay đổi của hormone. Androgen – một nhóm hormone bao gồm cả testosterone và androstenedione sẽ không tăng lên trong giai đoạn mãn kinh, nhưng tỷ lệ estrogen và androgen sẽ thay đổi, do bạn sẽ có ít estrogen hơn và vô hình chung lượng androgen mặc dù không đổi nhưng sẽ trở nên nhiều hơn. DHT – dạng chuyển hóa của testosterone có liên quan đến tình trạng hói ở nam giới, theo kết quả của các nghiên cứu. Và do đó, có những giả thuyết cho rằng sự thay đổi tỷ lệ giữa các hormone có thể dẫn đến rụng tóc ở nữ giới.

Dự phòng rụng tóc

Cách đơn giản nhất là sử dụng minoxidil 5%. Đây là loại thuốc điều trị rụng tóc không cần phải kê đơn. Theo thống kê, cứ 3 người sử dụng phương pháp này thì sẽ có 2 người đạt hiệu quả. Tuân thủ điều trị là một vấn đề vì bạn sẽ cần phải sử dụng loại thuốc này thường xuyên. Các loại thuốc kê đơn đường uống cũng đã được chứng minh có thể giúp ích cho tình trạng rụng tóc ở nữ giới. Một số loại thuốc đã được chấp nhận sử dụng để điều trị các tình trạng khác nhưng vẫn được các bác sĩ da liễu để điều trị tình trạng rụng tóc (sử dụng ngoài hướng dẫn). Spironolacton – một loại thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp cũng có tác dụng dự phòng tình trạng rụng tóc và giúp tái tạo sự phát triển của tóc. Các loại thuốc khác có thể chặn tác động của androgen trong tuần hoàn và làm giảm mức độ androgen. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai không nên sử dụng loại thuốc này.

Điều trị tóc mỏng không dùng thuốc

  • Tiêm huyết thanh giàu tiểu cầu: dựa trên lý thuyết là tiểu cầu có các yếu tố tăng trưởng và sẽ giúp kích thích mọc tóc
  • Laser cường độ thấp: có thể sử dụng trong các loại lược, mũ bảo hiểm và các thiết bị khác có thể được sử dụng tại nhà để kích thích sự phát triển tóc
  • Thực phẩm bổ sung: sử dụng các sản phẩm bổ sung curcumin, ashwagandha, tocopherol, cây cọ lùn trong vòng 6 tháng có thể giúp làm tăng số lượng tóc. Chất lượng tóc có thể tăng lên khoảng 40%, trong khi đó không quan sát được các phản ứng phụ.

Cấy tóc có thể là một lựa chọn cho phụ nữ

Những người bị rụng tóc quá nhiều hoặc thiếu tự tin về tình trạng tóc của mình có thể cân nhắc đến việc cấy tóc. Đây là một thủ thuật khá tốn kém và có phần nào xâm lấn. Bạn sẽ lấy tóc từ khu vực khác, thường là phần sau đầu sau đó cấy vào những nang tóc ở khu vực bị hói.

Thay đổi lối sống

  • Đội tóc giả, nối tóc hoặc kẹp tóc để cảm thấy tự tin hơn
  • Tạo kiểu cho tóc khác đi, giúp cho những vùng tóc mỏng ít bị để ý hơn.
  • Thử sử dụng các loại phấn dành cho tóc. Các loại phấn này sẽ có các sợi nhỏ, bám vào thân tóc khiến cho tóc trông dày dặn hơn và giúp che đi các phần da đầu có thể nhìn thấy được.
  • Đến gặp các chuyên gia về tóc để xử lý tình trạng tóc mỏng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách chăm sóc tóc sau khi uốn tại nhà

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm