Gần nửa số dân số trên thế giới hiện nay đang mắc bệnh tăng huyết áp. Điều nguy hiểm là nếu tăng huyết áp không kiểm soát trong một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ phá hủy hệ thống mạch máu trong cơ thể và gây ra các bệnh tim, thận, đột quỵ, mất thị lực, mất trí nhớ. Vì vậy việc kiểm soát huyết áp là cực kỳ quan trọng và cách tốt nhất để hạ huyết áp là có lối sống lành mạnh.
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Có chế độ ăn ít muối (khuyến cáo là dưới 1.500mg/ một ngày) và nhiều thực phẩm có chứa Kali, như chuối, trái bơ, khoai lang, củ cải đường, các loại đậu. Cắt giảm muối có thể làm cho hương vị món ăn nhạt nhẽo, nhưng những gói hạt tiêu có rất nhiều hương vị để cải thiện vị giác của bạn. Hương vị mạnh như tỏi, húng quế, chanh cũng có thể thay thế muối và luyện cho lưỡi không thèm muối nữa.
2. Ăn các thực phẩm chứa các lợi khuẩn sinh học (probiotic)
Nên ăn các thức ăn có chứa các lợi khuẩn sinh học để có huyết áp bình thường, các lợi khuẩn sinh học giúp cân bằng được huyết áp. Những thực phẩm giàu các lợi khuẩn sinh học là các thực phẩm đã được lên men, ví dụ như sữa chua.
3. Giảm cân
Giảm cân là cách tốt để phòng ngừa các bệnh tim mạch vì thừa quá nhiều cân nặng sẽ làm tổn thương đến các cơ tim gây các vấn đề như đột quỵ, bệnh mạch vành... Thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh mãn tính khác như tiểu đường, ung thư...
4. Tích cực hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch, trong một vài trường hợp chúng còn có tác dụng như thuốc điều trị bệnh tim mạch. Bạn có thể thực hiện các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe, sẽ rất có ích cho hoạt động của trái tim. Theo một nghiên cứu củai Đại học Tennessee, phụ nữ sau mãn kinh đi bộ thêm 4.000 đến 5.000 bước mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp.
5. Xả stress
Ai cũng có những stress trong cuộc sống, nhưng căng thẳng kéo dài có thể làm huyết áp luôn ở mức cao hơn bình thường. Hãy thử tập yoga- đó là cách tốt nhất giúp cho cả tinh thần và cơ thể đều thoải mái.
Tuy nhiên trong một số trường hợp huyết áp không hạ được mặc dù bạn đã thay đổi lối sống theo những cách trên, lúc đó thì bạn cần phải kết hợp cả việc điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để có hiệu quả tốt nhất.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?