- Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, tiên lượng nặng và gây ra tử vong.
- Tăng áp động mạch phổi làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong.
- Chứng loạn nhịp tim: tim đập không đều (loạn nhịp tim) nguồn gốc từ nhĩ hoặc thất là biến chứng của tăng áp động mạch phổi. Có các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu và có thể gây tử vong.
- Ho máu cùng với chảy máu trong phổi là một biến chứng nặng có khả năng gây tử vong.
PGS.TS Trương Thanh Hương cho biết: Trước năm 1980, khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì thời gian sống trung bình từ khi phát hiện bệnh TAĐMP vô căn cho đến khi tử vong là 2,8 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu tìm được nguyên nhân gây TAĐMP thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp, TAĐMP vô căn (không rõ nguyên nhân) hoặc nguyên nhân không loại bỏ được, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc giãn động mạch phổi và các biện pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào nhóm bệnh và mức độ nặng của bệnh.
Đối với các thuốc điều trị đặc hiệu, hiện nay trên thế giới có 4 -5 nhóm thuốc chính, trong từng nhóm thuốc có các loại thuốc khác nhau. Một số thuốc đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong như Bosentan hoặc cải thiện triệu chứng cho người bệnh như Sildenafil. Hiện nay Viện Tim mạch Bệnh Viện Bạch Mai có 3 loại thuốc đặc hiệu: Bosentan, Iloprost và Sildenafil.
Dấu hiện nhận biết cần đi khám sàng lọc tăng áp động mạch phổi
- Khó thở mà không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim/phổi, hoặc ở bệnh nhân có sẵn bệnh tim/phổi nhưng khó thở tăng lên mà không giải thích được.
- Mệt mỏi, yếu cơ, đau ngực, ngất, trướng bụng khó tiêu
- Bờ trái xương ức nhô cao, tiếng tim T2 mạnh ở đáy tim, tiếng thổi ở tim, gan to, phù chi…
5 đối tượng nên đi sàng lọc bệnh tăng áp động mạch phổi
Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên có những hoạt động về khám, sàng lọc, phát hiện và điều trị bệnh tăng áp động mạch phổi một cách hệ thống dưới sự hướng dẫn và chuẩn hoá của các chuyên gia TAĐMP đến từ trường Đại học RUSH - Chicago - Mỹ.
ThS. Nguyễn Minh Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) ở giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ, dễ bị bỏ qua. Khi bộc lộ triệu chứng, thường bệnh đã ở giai đoạn nặng. Các triệu chứng của TAĐMP cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: khó thở, đau ngực, mệt, phù chân, ngất, ho ra máu….
Để chẩn đoán và điều trị TAĐMP, ThS. Minh Hùng khuyến cáo người bệnh nên đến cơ sở y tế nhất là chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán đầy đủ và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi tình trạng ổn định, bệnh nhân có thể xuất viện và điều trị theo phác đồ tại nhà. Tuy nhiên, TAĐMP dù có điều trị hay không thì vẫn thường trực gây ra các biến chứng nặng như ho ra máu, suy tim phải, ngất… Các biến chứng này đều có thể gây tử vong kể các khi bệnh nhân đang nằm viện.
Do triệu chứng không điển hình và mơ hồ ở giai đoạn đầu nên một số đối tượng nguy cơ cao bị TAĐMP cần chủ động đến khám sớm để được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người bị TAĐMP.
- BN có bệnh tim bẩm sinh.
- BN có bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ.
- BN có tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan.
- Bệnh nhân nhiễm HIV.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng áp động mạch phổi
- Vô căn (hay tăng áp động mạch phổi nguyên phát)
- Có tính chất gia đình
- Phối hợp với một số bệnh lý: Bệnh lí mô liên kết; tim bẩm sinh có luồng thông trái phải: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch…; HIV; ngộ độc thuốc; phối hợp với bệnh lý tĩnh mạch và mao mạch: tắc nghẽn tĩnh mạch phổi, u máu mao mạch phổi; TAĐMP trường diễn ở trẻ sơ sinh.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến Bệnh tăng áp động mạch phổi
Có nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh TAĐMP:
- Thuốc và chất độc: Aminorex, Fenfluramine, dầu cải hạt độc, amphetamines, cocain…
- Một số bệnh lý: Nhiễm HIV, bệnh lý mô liên kết, bệnh lý tim bẩm sinh có luồng thông trái phải, tăng áp tĩnh mạch cửa, rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Di truyền: Có nhiều nghiên cứu cho thấy TAĐMP là bệnh có tính chất di truyền. Năm 2000 người ta phát hiện đột biến gen trên nhiễm sắc thể số 2 mã hóa cho thụ thể protein hình thái di truyền của xương có liên quan đến TAĐMP có tính gia đình. Người ta cũng tìm thấy một số đột biến gen khác như ALK1, đa biến 5HTT…có liên quan đến TAĐMP vô căn. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này còn cần nghiên cứu thêm.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.