Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể rất cần được bổ sung năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể bạn căng thẳng, mệt mỏi và thiếu tập trung. Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ăn sáng giúp tăng cường các chức năng nhận thức như ghi nhớ, tập trung, học tập và làm việc.
Hỗ trợ việc tập luyện
Một bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp bạn duy trì sự ổn định của cơ bắp, tránh tình trạng chuột rút, buồn nôn trong quá trình luyện tập.
Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch
Ăn sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường
Khi bạn ăn sáng đều đặn, nguy cơ phát triển một loạt các bệnh mạn tính sẽ giảm xuống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đều đặn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Và một nghiên cứu gần đây đã xem xét thói quen ăn uống của khoảng 26.000 nam giới cho thấy những người ăn sáng thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.
Giảm việc ăn vặt suốt ngày của bạn
Bữa sáng giúp bạn không cảm thấy đói và giảm các cơn thèm ăn. Việc nạp protein vào buổi sáng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết cả ngày. Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ ăn 35g protein trong bữa sáng ít bị đói trong ngày hơn và ít ăn vặt vào ban đêm hơn so với những người chỉ ăn 13g.
Có thể giúp giảm cân.
Hai nghiên cứu được công bố trên American Journal of Clinical Nutrition (Hoa Kỳ) gần đây cho thấy, ăn sáng sẽ ngăn cảm giác thèm ăn, khiến bạn không ăn vặt trong suốt cả ngày. Việc này gián tiếp giúp bạn giảm cân bởi tổng lượng calories mà bạn nạp vào cơ thể trong một ngày sẽ ít đi. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu bạn muốn giảm cân thì tốt nhất hãy ăn sáng trong vòng một đến hai giờ sau khi thức dậy.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nên ăn bữa sáng như thế nào cho khỏe?