Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp bảo vệ thị lực khi trẻ học trực tuyến

Cha mẹ nên có biện pháp bảo vệ đôi mắt cho con khi bé thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính để học trực tuyến trong mùa dịch.

Biện pháp bảo vệ thị lực khi trẻ học trực tuyến

Trẻ học online trong mùa dịch thường xuyên sử dụng các thiết bị như máy tính bảng

Hiện nay, nhiều tỉnh thành triển khai kế hoạch học trực tuyến cho học sinh các cấp để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Trẻ ngồi trước màn hình các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính hay máy tính bảng trong thời gian dài dễ gặp các vấn đề như nhức mắt, mệt mỏi, đau đầu…

Để bảo vệ đôi mắt của trẻ trong mùa dịch, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ thực hiện một số biện pháp sau:

Giữ khoảng cách an toàn với màn hình

Khi học tại trường, mắt trẻ được điều tiết giữa sách, vở trước mặt và bảng ở xa. Tuy nhiên, học online với các thiết bị điện tử, mắt trẻ luôn phải tập trung vào màn hình, về lâu dài dễ dẫn đến các tật khúc xạ như cận thị.

Trẻ dễ bị mỏi mắt nếu ngồi quá gần màn hình máy tính, điện thoại

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mắt có thể nhìn tốt nhất khi bạn duy trì được khoảng cách thích hợp so với màn hình máy tính (khoảng 50cm). Với trẻ sử dụng máy tính để bàn hoặc xách tay, cha mẹ nên đặt màn hình ở ngang hoặc chếch bên dưới tầm mắt của trẻ. Tư thế này khiến trẻ không bị mỏi cổ, căng mắt khi ngước lên nhìn màn hình.

Để mắt nghỉ ngơi

Vào ban ngày, ánh sáng xanh có thể giúp tăng tỉnh táo, cải thiện chức năng ghi nhớ và nhận thức của não bộ. Tuy nhiên, vào ban đêm, ánh sáng xanh ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của cơ thể, khiến trẻ khó vào giấc.

Quy tắc 20/20/20 thường được áp dụng để cho đôi mắt trẻ “giải lao” khỏi màn hình kỹ thuật số. Cứ 20 phút, cha mẹ hãy nhắc trẻ cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào một vật cách xa khoảng 6m (tương đương 20 feet).

Chia sẻ với tờ New York Times, bác sỹ chuyên khoa mắt Luke Deitz nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho mắt nghỉ ngơi sau khi sử dụng các thiết bị điện tử. Ông cho rằng, phụ huynh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kính mắt chống ánh sáng xanh được quảng cáo là giảm mỏi, nhức mắt.

Theo dõi những biểu hiện suy giảm thị lực ở trẻ

Cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ trong giờ học trực tuyến tại nhà

Trẻ bị đau đầu, dụi mắt thường xuyên hoặc mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp các vấn đề về mắt. Tuy trẻ nhỏ không dễ bị khô mắt như người lớn, cha mẹ cần lưu ý khi thấy con nháy mắt liên tục khi ngồi trước máy tính.

Bác sỹ Deitz khuyến cáo cha mẹ nên giúp trẻ điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại, máy tính phù hợp với ánh sáng trong nhà. Bàn học của trẻ nên đặt ở vị trí vuông góc với cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Khuyến khích trẻ dành thời gian ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những cách bảo vệ đôi mắt hiệu quả nhất, đặc biệt với trẻ bị cận thị. Trong những ngày trời đẹp, cha mẹ hãy để trẻ dành thời gian ở ngoài trời, nhìn những vật ở xa để điều tiết mắt. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D - vitamin quan trọng với hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Một số thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin tốt cho mắt của trẻ

Chế độ ăn uống cân bằng về dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ thị lực của trẻ trong mùa dịch. Một số vi chất cần thiết cho thị lực của trẻ gồm các vitamin A, C, E, lutein và zeaxanthin. Các chất dinh dưỡng này có trong nhiều thực phẩm như rau họ cải, cà rốt, bí đỏ, trái cây họ cam chanh, xoài, đu đủ…

Ngoài ra, acid béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thị lực ở trẻ. Ngoài thực phẩm chức năng bổ sung omega-3, cha mẹ có thể thêm các loại cá béo, hạt hạch vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những thói quen giúp bảo vệ thị lực

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm