Bạn cần biết:Tiết sữa non khi mang thai
Tùy theo tuổi thai, vú sẽ phát triển hơn - đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai do tác động của các hormone liên quan đến thai kỳ. Bạn sẽ thấy rằng ngực mình ngày càng lớn hơn và nhạy cảm hơn trước, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Núm vú và quầng vú có thể sẽ tối màu hơn và trở nên lớn hơn. Các tĩnh mạch trên bầu vú nổi rõ hơn dưới da, các hạt Montgomery - là đầu của các ống tuyến vú - trở nên to hơn và nổi rõ hơn ở quầng vú.
Sữa non là gì?
Sữa non là sữa mà cơ thể tiết ra trước khi sữa mẹ thực sự được tiết ra. Sữa non là chất lỏng như nước, hơi ngọt và rất dễ tiêu hóa với trẻ nhỏ. Thông thường, sữa non được sản xuất ra từ 3 tháng giữa thai kỳ nhưng bạn thường chỉ nhận thấy rõ vào thời kỳ trước khi sinh.
Khi cơ thể bạn bắt đầu sản xuất ra sữa non thì sữa non hơi đặc và có màu hơi vàng. Càng gần ngày sinh, sữa non sẽ nhạt màu dần và gần như trong suốt vào thời điểm bạn sinh nở. Nếu bạn quyết định sẽ nuôi con bằng sữa mẹ, sữa non là sữa mà em bé của bạn sẽ bú trong khoảng 3-4 ngày đầu tiên, trước khi được bú sữa mẹ thật sự.
Sữa non khác với sữa mẹ mà cơ thể sản xuất ra sau khi sinh 3-4 ngày. Trong khoảng vài ngày đến hàng tuần, cơ thể bạn sẽ tiết ra sữa mẹ thực sự, và đây mới là nguồn sữa nuôi dưỡng con bạn cho đến khi bé cai sữa.
Theo khuyến nghị của tổ chức La Leche League International, sữa non rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho trẻ mới sinh, vì các lý do sau:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú sữa non sớm ngay sau sinh và được bú mẹ sẽ phát triển tốt hơn, ít mắc bệnh hơn và thậm chí có chỉ số IQ cao hơn. Do vậy, các bà mẹ được khuyến cáo cho trẻ bú ngay sau khi sinh, dù vú bạn đã tiết ra sữa hay chưa. Bú mẹ sớm sẽ giúp trẻ hấp thu được lượng sữa non ít ỏi và đồng thời sẽ kích thích mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Sữa non còn có tác dụng như một chất nhuận tràng. Điều này rất quan trọng vì sữa non sẽ giúp con bạn thải ra phân trong những lần đại tiện đầu tiên. Phân trong những lần đầu tiên của trẻ được gọi là phân su và có màu tối. Phân su sẽ giúp em bé của bạn thải ra các chất cặn bã, được gọi là bilirubin. Thải ra được lượng bilirubin thừa, con bạn sẽ tránh được hoặc giảm bớt hiện tượng vàng da sơ sinh.
Kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Lượng kháng thể trong sữa non nhiều hơn rất nhiều so với sữa mẹ sau này. Khi sữa mẹ bắt đầu được sản xuất để thay thế sữa non, lượng kháng thể trong sữa sẽ giảm đi, nhưng thay vào đó, lượng sữa sẽ tăng lên. Do vậy, chỉ cần bạn cho bé bú sữa non, hệ miễn dịch của bé sẽ được bảo vệ tốt nhất cho đến tận 6 tháng sau khi sinh.
Sữa non còn chứa rất nhiều tế bào bạch cầu. Những tế bào này có thể giúp chống lại vi khuẩn và virus có hại. Sữa non cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi sinh ra, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, sữa non sẽ bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ và giúp loại bỏ các chất lạ.
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất ra sữa mẹ. Việc này có thể dẫn đến việc tiết ra một vài giọt sữa ở một hoặc cả hai bên vú. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường.
Tiết sữa non cũng có thể xảy ra khi vú của bạn được mát xa hoặc kích thích. Không nên hoảng loạn nếu bạn thấy vú mình tiết ra sữa. Tuy nhiên, nếu vú bạn không tiết ra sữa, bạn cũng không phải lo lắng. Bạn có thể cố để tiết ra vài giọt sữa bằng cách bóp quầng vú của bạn một cách nhẹ nhàng. Kể cả khi bạn đã làm như vậy, đôi khi sữa vẫn không chảy ra. Nhưng đó không phải là dấu hiệu của việc không đủ sữa hoặc cũng không phải là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ gặp vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Khi nào hiện tượng đó sẽ xảy ra?
Hiện tượng tiết sữa non xảy ra rất khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ thậm chí không bao giờ nhận thấy hiện tượng này. Ngược lai, có một vài phụ nữ có thể tiết ra nhiều sữa non hơn, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.
Việc tiết sữa vào thời điểm cuối 3 tháng đầu hoặc đầu 3 tháng giữa là rất bình thường (3 tháng giữa là thời gian phổ biến nhất xảy ra hiện tượng tiết sữa). Càng gần ngày sinh, lượng sữa non tiết ra sẽ nhiều hơn.
Bạn có thể làm gì?
Nếu bạn lo lắng về hiện tượng tiết sữa non, hoặc bạn dường như tiết nhiều sữa non hơn mẹ bầu khác, bạn có thể sử dụng miếng lót bên trong áo ngực của bạn để tránh thấm sữa ra ngoài.
Hãy trao đổi với các phụ nữ khác, nhât là mẹ, chị của mình để thấy rằng hiện tượng này rất thường gặp ở các bà mẹ mang thai.
Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn gì, hãy hỏi ý kiến các bác sỹ để được giải thích đầy đủ hơn.
Và, cuối cùng, nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên quen dần với hiện tượng này bởi đây là biểu hiện chứng tỏ cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sản xuất sữa và nuôi con sau này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiết sữa khi không mang thai: có gì bất thường?
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.