Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiết sữa khi không mang thai: có gì bất thường?

Bạn đang phân vân không biết tại sao mình không mang thai mà cũng không cho con bú, hoặc bạn là nam giới nhưng lại bị tiết sữa. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con thì tiết sữa là hoàn toàn bình thường. Các tín hiệu hóc-môn kích thích cơ thể tiết ra một chút sữa non trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh em bé; và cũng chính các hóc-môn này "ra lệnh" cho cơ thể bà mẹ sản bắt đầu sản xuất sữa để nuôi dưỡng em bé mới sinh.

Nhưng cũng có thể những phụ nữ không mang thai, không vừa sinh con và thậm chí là nam giới cũng có thể tiết sữa. Đây gọi là hiện tượng tiết sữa và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia sản phụ khoa ở Trung tâm y tế Providence Saint John, Mỹ, hiện tượng tiết sữa xảy ra ở khoảng 20-25% phụ nữ.

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của hiện tượng tiết sữa là một hoặc hai bên vú sản xuất nhiều sữa. Hiện tượng này hầu hết gặp ở phụ nữ nhưng có thể xảy ra ở nam giới hoặc trẻ sơ sinh.

Những triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chảy dịch núm vú xuất hiện một cách ngẫu nhiên
  • Các mô vú nở to
  • Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều
  • Mất hoặc giảm hứng thú tình dục
  • Buồn nôn
  • Mụn trứng cá
  • Lông tóc phát triển bất thường
  • Đau đầu
  • Giảm thị lực

Nguyên nhân

Hiện tượng tiết sữa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và trong một vài trường hợp thì khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Những lí do khiến bạn bị tiết sữa khi không mang thai trải rộng từ sự mất cân bằng hóc-môn cho đến tác dụng phụ của thuốc hay nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Sự gia tăng bất thường hóc-môn prolactin: là nguyên nhân chính của hiện tượng tiết sữa. Thông thường prolactin chỉ được sản xuất tăng lên trong giai đoạn mang thai và nhất là sau khi sinh em bé. Prolactin bị gia tăng sản xuất do nhiều nguyên nhân chưa rõ ràng gây ra như: sử dụng một số loại thuốc, khối u não, sự kích thích quá mức của núm vú và các bệnh lí khác.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh khác: một số thuốc đang điều trị bệnh của bạn có thể gây ra hiện tượng tiết sữa, như các thuốc:

  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc tránh thai
  • Các thuốc điều trị chứng ợ nóng
  • Một số loại thuốc giảm đau
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Những thuốc có chứa hóc-môn

Bệnh lí bạn đang mắc: một số bệnh lí có thể gây tiết sữa khi không mang thai, bao gồm:

  • Bệnh lí tuyến giáp
  • Bệnh gan hoặc thận
  • Căng thẳng kéo dài
  • Các khối u hoặc bệnh của vùng dưới đồi
  • Bất kì chấn thương hoặc tổn thương nào ảnh hưởng đến các mô của tuyến vú
  • Nồng độ Estrogen cao ở trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc gây nghiện: sử dụng thường xuyên một số thuốc gây nghiện hoặc ma túy, ví dụ như opioat, marijuana và cocain có thể kích thích tiết sữa khi không mang thai. Điều quan trọng là bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào và tần suất sử dụng ra sao. Bác sỹ sẽ cân nhắc tới điều này khi chẩn đoán hiện tượng tiết sữa.

Kích thích tuyến vú quá mức: ở một số người, kích thích tuyến vú thường xuyên, quá mức cũng có thể gây tiết sữa. Nó có thể là những kích thích khi quan hệ tình dục hoặc từ những động tác tự khám vú, cũng có thể là do quần áo cọ xát vào núm vú.

Một số bà mẹ nhận con nuôi và mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm tăng lượng prolactin và tiết sữa, tuy nhiên đây là hiện tượng hiếm gặp và rất đáng mừng.

Chẩn đoán và điều trị

Bạn nên nhớ, chỉ có bác sỹ mới chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây tiết sửa của bạn. Do vậy, khi bạn nhận thấy hiện tượng tiết sữa mà bạn không hề mang thai hay sinh con, hãy đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sỹ sẽ hỏi han, thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết, bao gồm từ xét nghiệm mang thai, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp não (nếu cần). Bác sỹ cũng sẽ kiểm tra các tình trạng bệnh lý và các loại thuốc bạn đang dùng để chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân. 

Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết sữa, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị bằng các biện pháp thích hợp.

Một số biện pháp mà bạn có thể tự làm thường hay được khuyến cáo như tránh mặc quần áo chật hoặc giảm kích thích núm vú khi quan hệ tình dục, hoặc tìm hiểu và thực hành đúng cách tự khám vú.

Những biện pháp điều trị chuyên môncần được chỉ định và sự giám sát của bác sĩ như thay đổi thuốc (ví dụ chuyển sang loại thuốc chống trầm cảm khác) hoặc uống thêm các thuốc để điều hòa hóc-môn.

Nếu nguyên nhân gây tiết sữa là do sử dụng thuốc gây nghiện hoặc ma túy, bạn sẽ phải được tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy.

Dừng các thuốc chống loạn thần, cắt giảm lượng marijuana, cocain, opiat và hạn chế kích thích núm vú là tất cả các cách để ngừng tiết sữa nếu như đó là nguyên nhân vấn đề của bạn, theo bác sĩ Kevin Audlin của viện nghiên cứu Gynecologic Care ở Trung tâm y tế Mercy, Baltimore, Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cần một vài tháng để hiện tượng tiết sữa dừng hẳn, kể cả sau khi bỏ thuốc.

Nếu nguyên nhân là khối u hoặc các vấn đề khác của tuyến yên, bạn sẽ được điều trị hoặc có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm để quyết định chẩn đoán và điều trị cho bạn.

Bên cạnh đó, điều trị nội khoa có thể làm giảm lượng prolactin xuống và làm ngừng lại từ từ hiện tượng tiết sữa. Thuốc Bromocriptine được sử dụng để giảm prolactin trong máu, giúp điều trị triệu chứng của hiện tượng tiết sữa. Tuy nhiên, bác sỹ sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi cho bạn dùng thuốc này.

Phòng bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết sữa như đã trao đổi ở trên và bạn cần phải đến khám để được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ tiết sữa khi không có thai như:

  • Tránh mặc áo ngực hoặc quần áo chật làm kích thích núm vú
  • Tránh kích thích núm vú quá thường xuyên, quá mạnh
  • Sử dụng những phương pháp lành mạnh như tập thể dục, thư giãn... để giảm căng thẳng cho não.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn không mang thai hoặc mới sinh con, hoặc đang cho con bú mà bạn thấy tiết sữa hoặc chảy dịch ở một hoặc hai bên núm vú, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sỹ sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị sớm nhất và điều đó tốt cho bạn.

Nếu bạn có hiện tượng tiết sữa thì tin vui cho bạn là tiết sữa thường tự hết hoặc sau khi điều trị nội khoa các bệnh lí là nguyên nhân. Nhưng nếu sau quá trình điều trị, bạn lại thấy tiết sữa trở lại, hãy quay trở lại gặp bác sỹ. Hoặc, dịch tiết từ núm vú của bạn không giống sữa mà trong, có máu hoặc màu vàng thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn có bé trai hay gái bị chảy một ít sữa ở núm vú trong tuần đầu tiên sau khi sinh thì đó cũng là một hiện tượng hết sức bình thường. Ngực của bé có thể sưng lên. Đó là do lượng hóc-môn từ mẹ khi mang thai vẫn còn làm ảnh hưởng đến trẻ. Hiện tượng này sẽ tự hết. Không nên nặn hoặc sờ nắn mô vú của bé quá nhiều.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm