Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài tập nâng cao sức mạnh cho trẻ

Khi nào trẻ có thể bắt đầu luyện tập sức mạnh và trẻ nên thực hiện luyện tập như thế nào?

Bài tập nâng cao sức mạnh cho trẻ

Tập luyện sức mạnh cho trẻ em là một ý tưởng hay? Đúng vậy! Xây dựng sức mạnh cơ bắp đem đến rất nhiều lợi ích (cho cả trẻ em và người lớn). Các bài tập nâng cơ thể và các bài tập có lực cản sẽ giúp cải thiện mật độ khoáng chất trong xương (nói cách khác, làm cho xương khoẻ hơn). Các bài tập này có thể xây dựng sự tự tin cho trẻ, cải thiện sự cân bằng và thậm chí cả mức cholesterol của trẻ.

Tập luyện sức mạnh khi được thực hiện đúng cách có thể cải thiện sức khoẻ tổng thể của trẻ em và thanh thiếu niên. Tập luyện sức mạnh có thể cải thiện kết quả của vận động viên thể thao. Nó cũng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, và giúp con của bạn đạt được một cân nặng hợp lý và duy trì nó.

Có những rủi ro liên quan đến việc tập luyện sức mạnh, như gãy xương và chấn thương vùng thắt lưng. Tuy nhiên, lợi ích sức khoẻ của việc luyện tập sức mạnh vượt xa những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại.

Khi nào nên bắt đầu tập luyện sức mạnh cho trẻ em?

Ngay cả trẻ mầm non (từ 3 đến 5 tuổi) cũng có thể luyện tập sức mạnh mặc dù điều này không có nghĩa là trẻ cần phải nâng tạ. Thay vào đó, trẻ có thể thực hiện các bài tập đơn giản, vui nhộn mà sử dụng trọng lượng cơ thể như là một loại lực cản. Ví dụ: trẻ em có thể tập bài tập chống đẩy

Từ 6 đến 9 tuổi, trẻ em có thể bắt đầu sử dụng thiết bị để tăng thêm lực cản của việc luyện tập.

Hãy thử các dải băng hoặc ống có lực cản, hoặc các quả bóng nhẹ hoặc tạ tay. (Bạn cũng có thể tự tạo ra tạ tay bằng các vật dụng gia đình). Sau tuổi dậy thì, cơ bắp có thể bắt đầu phát triển khi luyện tập sức mạnh.

Tập luyện sức mạnh an toàn cho trẻ em

Ở mọi lứa tuổi, cần nhấn mạnh về các chuyển động chậm, có kiểm soát và có hình thức phù hợp. Mục tiêu chung là để làm cho cơ mạnh mẽ hơn, chứ không nhất thiết phải to hơn (như vận động viên thể hình vẫn hay làm). Trước khi khuyến khích con bạn luyện tập sức mạnh, hãy chắc chắn rằng bé đủ lớn để tuân theo và thực hiện các động tác một cách an toàn.

Trẻ em và thanh thiếu niên phải theo học chương trình luyện tập sức mạnh cá nhân dựa trên tuổi, sự trưởng thành và mục tiêu của các em (như tăng cường cơ bắp mà các em sử dụng cho các môn thể thao khác). Nhận lời khuyên từ huấn luyện viên có kinh nghiệm với trẻ em tuổi của con bạn. Một thói quen toàn diện nên bao gồm:

  • Luôn luôn có sự giám sát của người lớn
  • 5 đến 10 phút khởi động
  • Các bài tập sử dụng nhiều thiết bị có lực cản khác nhau (tạ tự do, tạ của máy, bóng tạ hoặc các dải băng/ống có tính đàn hôi)
  • Luyện tập hai đến ba bài tập cho mỗi nhóm cơ chính (tay, vai, chân, bụng, lưng trên và dưới, ngực)
  • Các bài tập khuyến khích sự cân bằng giữa thư giãn và kéo giãn khớp
  • Các bài luyện tập với tạ/lực cản nên được luyện tập lặp lại 10-15 lần. Các huấn luyện viên sẽ giúp trẻ tìm được cách luyện tập thích hợp cũng như dạy trẻ khi nào nên tăng trọng lượng của tạ.
  • 5-10 phút điều hòa và giãn cơ nhẹ nhàng.

Thông tin thêm trong bài viết: Luyện tập sức mạnh cho người cao tuổi

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm