Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bác sỹ khám cho trẻ em như thế nào?

Khi nhìn bác sỹ khám cho con bạn có thắc mắc tại sao bác sỹ lại làm vậy không? Hãy tìm hiểu ý nghĩa một số cách khám bệnh của các bác sỹ cho bé nhé.

Tại sao bác sỹ lại đung đưa đồ chơi trước mặt trẻ? Đế xem mức độ tập trung của trẻ? để kiểm tra thị lực của bé? Để sàng lọc bệnh tự kỷ?

Đáp án là để kiểm tra thị lực của bé.

Bảng kiểm tra thị lực không sử dụng được trên trẻ nhỏ do em bé không thể đọc được chữ do đó cácbác sỹ nhi khoa có thể kiểm tra thị lực của trẻ bằng những cách khác như sử dụng một món đồ chơi hoặc ánh sáng để thu hút sự chú ý của trẻ con. Từ đó bác sỹ có thể kiểm tra xem mắt con bạn có tốt hay không, con bạn có nhìn được xa không. Mọi xét nghiệm khác không cần thiết trừ khi con bạn bị nghi ngờ mắc một bệnh khác.

Các bác sỹ muốn biết về khả năng uống sữa của trẻ để làm gì?

Để xem trẻ có ăn sữa hoàn toàn không? Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức . Ít nhất là đến tròn 1 năm tuổi bạn có thể chuyển qua sữa thường và nên nhớ là ăn sữa hoàn toàn là tốt nhất.  Con bạn có thể lớn rất nhanh trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, trẻ cần bổ sung thêm chất béo từ sữa để phát triển não bộ và hệ thần kinh khỏe mạnh. Sau  2 tuổi bạn có thể chuyên sang chế độ ăn ít chất béo cho trẻ.

Bác sỹ muốn biết nhà bạn được xây bằng gì?

Để xem con bạn có bị phơi nhiễm với chì hay không. Chì là một chất độc hại nhưng trước năm 1978 nó là thành phần phổ biến nhất trong sơn. Nếu nhà bạn xây trước đó thì con bạn có nguy cơ cao bị nhiễm chì do con bạn chạm tay vào tường rồi lại đưa vào miệng hoặc thậm chí bé có thể hít phải các bụi chì. Việc kiểm tra mức độ chì trong máu sẽ được các bác sỹ tiến hành.

Bác sỹ đo cân nặng và chiều cao của trẻ mỗi lần đến khám để làm gì?

Để so sánh sự phát triển của con bạn với các trẻ cùng trang lứa. Mặc dù mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nhưng vẫn có ngưỡng bình thường ở từng độ tuổi có thể giúp bác sỹ xem con bạn phát triển như thế nào. Việc thao dõi sẽ được dựa trên biểu đồ tăng trưởng hàng tháng của con bạn như vậy nếu có bất kỳ những thay đổi nào thì cả bạn và bác sỹ đều nhận ra.

Bác sỹ muốn biết độ tương tác giữa con bạn và bạn. Tại sao lại thế?

Để sàng lọc bệnh tự kỷ. Vấn đề trong hành vi sẽ là dấu hiệu chỉ điểm sớm cho bệnh tự kỷ. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ có thể sàng lọc được sớm nhất khi trẻ được 18 tháng tuổi. Các bác sỹ sẽ đưa cho bạn một bộ câu hỏi để bạn điền vào và cũng để xem mức độ trẻ tương tác với bạn.

Khi nào bác sỹ sẽ theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) cho trẻ?

 Bác sỹ sẽ đo cân nặng và chiều cao của trẻ để tính BMI khi trẻ được 2 tuổi. Cùng với BMI, bác sỹ có thể theo dõi cân nặng của con bạn thay đổi trong suốt thời gian qua. Nếu con bạn phát triển đến BMI nguy hiểm thì bác sỹ sẽ cho bạn biết cách làm thế nào để đưa trẻ về khoảng bình thường.

Tại sao bác sỹ lại dùng búa cao su gõ vào đầu gối con bạn?

Đề kiểm tra phản xạ thần kinh cho bé đảm bảo não bộ vẫn làm việc hiệu quả. Phản xạ đầu gối cho thấy hệ thống thần kinh ở trẻ đang hoạt động đúng cách.

Bác sỹ nghe tim của trẻ nếu phát hiện ra điều gì bất thường sẽ nguy hiểm nhất ở độ tuổi nào?

Khi nghe thấy có tiếng “nhạc” nhẹ ở độ tuổi 1-5 là bình thường nhưng nếu có nghe thấy tiếng này ở những tháng đầu của trẻ thì đó là dấu hiệu bất thường của các bênh lý tim bẩm sinh và bạn nên đưa trẻ tới bác sỹ tim mạch nhi khoa.

Khi bác sỹ dùng ngón tay gõ vào bụng trẻ thì bác sỹ đang muốn kiểm tra gì?

Kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng xem có cơ quan nào bị sưng hoặc to bất thường không. Nhưng việc này không kiểm tra được việc bên trong thận có sỏi hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt kéo dài ở trẻ em

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm