Chú ý làm sạch các vật dụng hay dùng sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus gây bệnh
Dưới đây là 9 vật dụng cần được làm sạch thường xuyên nhưng lại hay bị bỏ quên:
Điện thoại
Trung bình, một người trưởng thành có thể sử dụng điện thoại di động tới khoảng 47 lần/ngày. Tuy nhiên, ít người có thói quen làm sạch điện thoại, hoặc chỉ có thói quen lau mỗi màn hình điện thoại mà thôi.
Để làm sạch điện thoại mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của máy, bạn nên dùng khăn lau diệt khuẩn để lau màn hình, mặt sau, hai bên thân máy cũng như ốp điện thoại. Tránh các vị trí giắc cắm và để máy khô hoàn toàn.
Máy tính dùng chung
Nếu bạn dùng chung máy tính với các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp… hãy chú ý làm sạch máy thường xuyên vì đây có thể là vật dụng chứa nhiều vi trùng, mầm bệnh nhất.
Trước khi làm sạch máy, hãy chú ý tắt nguồn, lật bàn phím lại và lắc/vỗ nhẹ nhàng để rũ bỏ hết các bụi bẩn. Tiếp theo đó, bạn nên chú ý lau chùi các bề mặt, khử trùng bàn phím và chuột bằng khăn lau diệt khuẩn. Lau khô lại máy bằng khăn sạch, tránh để các khe hở bị ẩm.
Tay nắm cửa, tay cầm đồ đạc
Đã bao giờ bạn kiểm tra, làm sạch các tay nắm trong nhà, bao gồm cả tay nắm cửa, tay cầm các cửa tủ, chạn bát, tủ lạnh… Để ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn, virus gây bệnh, bạn nên thường xuyên lau rửa các tay nắm mình thường hay chạm vào với chất tẩy rửa.
Miếng bọt biển rửa bát
Mặc dù tiếp xúc với xà phòng thường xuyên, miếng bọt biển rửa bát vẫn là nơi cư trú của rất nhiều loại vi trùng. Do đó, bạn nên làm sạch chúng với thuốc tẩy (đã pha loãng). Chỉ cần pha thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ 1:9, sau đó ngâm miếng bọt biển trong hỗn hợp này khoảng 30 giây rồi rửa sạch lại với nước.
Công tắc
Bạn có biết trung bình, bàn tay có thể chứa tới khoảng 1.500 loại vi khuẩn? Số vi khuẩn này có thể bám lên các công tắc mà chắc hẳn rất ít người có thói quen lau, làm sạch thường xuyên. Trên thực tế, bạn chỉ cần xịt chút nước tẩy rửa lên một chiếc khăn sạch, sau đó lau sạch các công tắc.
Bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng có thời hạn sử dụng từ 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, nhiều người thường sử dụng một chiếc bàn chải lâu hơn khoảng thời gian này. Bạn cũng nên chú ý làm sạch bàn chải hàng tuần bằng cách rửa chúng dưới vòi nước nóng, sau đó tráng qua bằng nước súc miệng để khử trùng.
Điều khiển
Điều khiển TV, quạt… thường dính bẩn từ tay, dính bẩn khi bạn để chúng lăn lóc dưới đệm ghế và cần được làm sạch thường xuyên. Bạn có thể làm sạch điều khiển với một lượng nhỏ xà phòng và nước. Chú ý: Để nước không thấm vào bên trong điều khiển, bạn có thể sử dụng tăm bông để loại bỏ các chất bẩn trong kẽ các nút điều khiển.
Thảm tập yoga
Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt. Do đó, thảm tập yoga có thể là môi trường lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi. Để tránh nhiễm trùng da, bạn nên làm sạch thảm bằng cách trộn 1 cốc giấm trắng, 2 cốc nước với 10 giọt tinh dầu tràm trà. Dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào hỗn hợp để lau thảm, sau đó phơi khô trong ít nhất 24 giờ.
Tai nghe
Nếu bạn dùng các loại tai nghe nhét tai, ráy tai có thể bám vào bề mặt tai nghe. Để làm sạch, vệ sinh tai nghe, bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp tẩy rửa bằng cách pha một vài giọt chất tẩy rửa với nước ấm. Tháo lớp bọc nhựa/silicon ra và lau tai nghe với hỗn hợp tẩy rửa này. Đảm bảo tai nghe khô hoàn toàn trước khi sử dụng tiếp.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 8 vật dụng trong nhà bạn nên làm sạch hàng ngày
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.