Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 cách giữ khớp khỏe mạnh

Với những người bị viêm khớp, bảo vệ khớp khỏe mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu!

9 cách giữ khớp khỏe mạnh

  1. Tiếp tục vận động để duy trì và cải thiện sức khỏe của khớp

Nhiều người mắc viêm khớp thường không tập thể dục do họ sợ điều này sẽ làm tăng cơn đau hoặc làm tổn thương khớp nhiều hơn. Cơ thể cần được chuyển động, các khớp của chúng ta cho phép sự chuyển động này. Trên thực tế, chuyển động làm giảm cứng khớp, giảm đau khớp, làm khỏe cơ xung quanh khớp, và giúp chúng ta duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những lợi ích là thực sự, chính vì thế hãy tiếp tục vận động.

  1. Bảo vệ khớp là rất quan trọng để khớp đạt được sức mạnh tối ưu

Điều quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc viêm khớp là bảo vệ khớp của họ. Mục đích của bảo vệ khớp là giảm đau và giảm áp lực hoặc gánh nặng đặt lên khớp. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:

  • Chú ý đến dấu hiệu đau
  • Tránh những hoạt động gây tăng áp lực lên khớp hoặc tăng đau
  • Cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi; đừng hoạt động quá nhiều
  • Kiểm tra những thiết bị hỗ trợ có sẵn hoặc dụng cụ hỗ trợ di chuyển
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  1. Duy trì cân nặng lí tưởng là điều quan trọng với khớp

Liên quan đến khớp khỏe mạnh, việc duy trì cân nặng lí tưởng là cần thiết với chúng ta. Tăng cân đồng nghĩa với tăng áp lực đặt lên khớp và đặc biệt với những khớp chịu trọng lực. Với  mỗi 0,5kg mà chúng ta giảm được đã giúp giảm 4 lần lực đè lên khớp gối khi bước đi, theo như một nghiên cứu năm 2005 đưa ra.

  1. Tập thể dục tác động thấp có lợi cho khớp

Những lợi ích từ việc tập thể dục thường xuyên có thể đạt được với những bài tập tác động thấp-một loại bài tập nhẹ nhàng hạn chế áp lực đặt vào khớp trong suốt quá trình tập luyện cường độ cao. Ví dụ, theo Hiệp hội viêm khớp, thể dục tác động thấp phù hợp cho khớp của bạn bao gồm thể thao dưới nước, ví dụ bơi, thể thao cộng đồng như golf, đi bộ và đạp xe.

  1. Làm khỏe các cơ xung quanh khớp

Những cơ hỗ trợ khớp cần được giữ khỏe mạnh nhất có thể. Bạn có thể duy trì hoặc cải thiện sức khỏe cơ bằng việc tập thể dục tăng sức mạnh. Tập tạ thường là một phần trong kế hoạch này. Hãy cẩn thận khi tăng tốc bài tập của bạn và không luyện tập quá sức. Với sự tập luyện hợp lí, bạn sẽ tăng sự cố định của khớp, trong khi đó giúp giảm đau.

  1. Các bài tập phạm vi chuyển động làm tăng tính linh động và linh hoạt

Viêm khớp đặc trưng bằng tình trạng hạn chế phạm vi chuyển động. Để bảo tồn phạm vi chuyển động hoặc cải thiện nó, bạn nên thường xuyên đặt mỗi khớp vào phạm vi hoạt động tối đa của chúng. Dạng, gấp, xoay mỗi khớp. Các bài tập phạm vi hoạt động của khớp cải thiện sự linh hoạt, giảm cứng và đau và giúp khớp hoạt động tốt.

  1. Chế độ ăn chống viêm có thể có ích với khớp

Giảm viêm là một phần để kiểm soát các triệu chứng của khớp và cài thiện sức khỏe chung của khớp. Chế độ ăn chống viên bao gồm việc tránh những loại thức ăn tăng viêm trong khi tăng lượng thức ăn giảm viêm. Nhiều nguồn cho rằng chế độ ăn Địa Trung Hải là một sự lựa chọn tốt để giúp kiểm soát viêm.

  1. Vitamin D và canxi rất quan trọng với khớp

Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng cần thiết cho xương. Vitamin D cần thiết cho việc hấp thu canxi. Bạn cần hấp thu vitamin D qua ánh nắng mặt trời, thức ăn và thực phẩm bổ sung. Nhiều người cần thực phẩm bổ sung. Bác sĩ có thể cần xét nghiệm máu để quyết định xem liệu bạn có đang thiếu hụt vitamin D hay không. Lượng canxi trong cơ thể thấp thường đi kèm với giảm độ chắc của xương và tăng nguy cơ gãy xương.

  1. Ngừng hút thuốc

Theo Hiệp hội Chỉnh hình Hoa Kỳ, hầu hết mọi người không nhận thức được rằng hút thuốc có tác hại tiêu cực đến xương và khớp. Đặc biệt, hút thuốc tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Hút thuốc cũng tăng chấn thương bao gồm viêm gân và viêm bao hoạt dịch. Những người hút thuốc có nguy cơ đau lưng và viêm khớp dạng thấp cao hơn.  Do vậy, ngừng hút thuốc để cải thiện sức khỏe xương khớp của bạn.

Thông tin thêm trong bài viết: Viêm khớp dạng thấp, có thể bạn chưa biết

Bình luận
Tin mới
  • 02/10/2023

    8 cách chăm sóc da khi bị zona

    Herpes zoster, còn được gọi là bệnh zona, là một căn bệnh do virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu, gây ra. Sau khi bạn khỏi bệnh thủy đậu khi còn nhỏ, virus sẽ nằm im trong các tế bào thần kinh của bạn. Đối với nhiều người, virus không bao giờ xuất hiện lặp lại. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trung bình khoảng 1 trong 3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, virus sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh zona.

  • 02/10/2023

    Dinh dưỡng những ngày đầu đời quan trọng thế nào đối với trẻ nhỏ

    Theo Bs. Khổng Minh Tuấn, 1000 ngày đầu đời được coi là "1000 ngày vàng", là thời gian tính từ khi hình thành bào thai trong bụng mẹ đến khi sinh ra và đủ 24 tháng tuổi.

  • 02/10/2023

    Muốn nhanh hồi phục sức khỏe, người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn 7 loại thực phẩm này

    Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn. Vậy những thực phẩm nào tốt cho quá trình hồi phục ở người bệnh sốt xuất huyết?

  • 02/10/2023

    Cách tẩy tế bào chết da đầu cho mái tóc chắc khỏe

    Da đầu khỏe mạnh là chìa khóa cho một mái tóc đẹp. Vì vậy, việc chăm sóc tóc không thể thiếu bước tẩy tế bào chết cho da đầu sạch sẽ và thông thoáng.

  • 02/10/2023

    Căng thẳng có thể gây ra chứng đau nửa đầu?

    Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về mối liên hệ giữa căng thẳng và chứng đau nửa đầu.

  • 02/10/2023

    Bạn nên kiêng gì khi bị đau nửa đầu?

    Đau nửa đầu là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy người bị đau nửa đầu nên kiêng ăn gì?

  • 02/10/2023

    Lợi ích khi tập yoga trước giờ đi ngủ

    Yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp lẫn tâm trí, giúp bạn sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon. Dành thời gian tập một vài tư thế yoga trước giờ đi ngủ là biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hữu hiệu.

  • 02/10/2023

    Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

    Thời điểm đầu năm học cũng là lúc dịch tay chân miệng dễ bùng phát ở trẻ em. Cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Xem thêm