Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 lý do bạn nên đi khám bác sĩ khi bị cúm

Hầu hết những người bị cúm đều bị bệnh nhẹ và thường diễn biến trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Nhưng có những người có thể có nguy cơ bị biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi nào bạn nên đi khám bác sĩ? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 8 lý do bạn nên đi khám bác sĩ khi bị cúm.

  1. Bạn bị hụt hơi hoặc khó thở

Nếu bạn cảm thấy bị hụt hơi hay khó thở khi bị bệnh cúm thì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Viêm phổi là một biến chứng phổ biến và có khả năng bệnh cúm đã diến biến nghiêm trọng. 

  1. Cảm thấy đau hoặc tức ở ngực hoặc bụng

Cảm giác đau hoặc tức ngực là một dấu hiệu cảnh báo khác mà bạn không nên bỏ qua. Cúm có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ ở những người mắc bệnh tim. Đau ngực cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi.

  1. Thường xuyên nôn mửa

Nôn mửa hoặc không thể giữ được chất lỏng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết, một biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Nếu không được điều trị ngay, nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy nội tạng.

  1. Đang mang thai

Nếu bạn đang mang thai mà lại bị cúm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng như viêm phế quản. Bạn cũng có nguy cơ cao sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Trong một số trường hợp, bị cúm khi đang mang thai thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong.

Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm. Nhưng không khuyến khích tiêm vắc xin cúm dạng xịt mũi cho phụ nữ mang thai.

  1. Bạn bị hen suyễn

Bệnh hen suyễn, một căn bệnh ảnh hưởng đến đường hô hấp trong phổi. Bởi vì những người mắc bệnh hen suyễn có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên các triệu chứng của bệnh cúm thường nặng hơn.

Người lớn và trẻ em mắc bệnh hen suyễn cũng có nhiều khả năng phải nhập viện vì biến chứng cúm và bị viêm phổi so với những người không mắc bệnh hen suyễn.

Nếu bạn bị hen suyễn, hãy nghe tư vấn của bác sĩ về việc dùng thuốc kháng virus. Không nên dùng thuốc kháng virus zanamivir (Relenza), vì nó có thể gây thở khò khè hoặc các vấn đề về phổi khác.

  1. Bạn bị bệnh tim

Những người mắc bệnh tim hoặc sống chung với hậu quả của một cơn đột quỵ, có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ đau tim tăng gấp 6 lần trong tuần đầu tiên sau khi được xác nhận nhiễm cúm.

Nếu bạn bị mắc bệnh tim, cách tốt nhất để tránh virus, giảm nguy cơ mắc cúm là tiêm vắc xin cúm.

  1. Các triệu chứng thuyên giảm nhưng sau đó trở nên nặng hơn

Các triệu chứng của bạn sẽ không xuất hiện trở lại sau khi chúng đã giảm bớt. Sốt cao và ho có đờm xanh hoặc vàng là những dấu hiệu của nhiễm trùng như viêm phổi.

  1. Nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm
  • Phụ nữ mới sinh được 2 tuần
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • Sống tại các cơ sở chăm sóc dài hạn, như viện dưỡng lão
  • Mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, rối loạn thận hoặc gan và bệnh phổi mạn tính
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do các bệnh như HIV hoặc ung thư
  • Người dưới 19 tuổi đang điều trị bằng aspirin dài hạn hoặc dùng thuốc chứa salicylate
  • Người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, có thể sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để giảm bớt các triệu chứng trong giai đoạn đầu.

Dùng thuốc kháng virus trong vòng 2 ngày kể từ khi bị bệnh để làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp nào cũng cần phải gặp bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm