Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 điều khiến bạn bất ngờ về bệnh sâu răng

Sâu răng là một bệnh và nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tủy xương... Bạn có biết những điều này?

1. Sâu răng có thể được coi là một bệnh xã hội
Tình trạng sâu răng ở mọi lứa tuổi đều rất cao. Năm 2005, một cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc cho biết tỉ lệ sâu răng ở các lứa tuổi đểu rất cao:
- Từ 6-8 tuổi chiếm 85%
- Tuổi trưởng thành có trên 75% số người bị sâu răng.
Sâu răng có thể được coi là một bệnh xã hội gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, không phân biệt chủng tộc, địa vị hay quốc gia. Càng ở những nước nghèo, không được fluor hóa nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường không đúng thì tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng càng nhiều. 
2. Bệnh sâu răng có tính di truyền?
Có nhiều giả thiết cho rằng bệnh sâu răng là do di truyền, tuy nhiên việc này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng người ta nhận thấy những bậc cha mẹ có bộ răng trắng bóng, chắc khỏe, không bị sâu răng thì con cái họ cũng thường có bộ răng trắng sáng khỏe mạnh hơn, ít có nguy cơ bị sâu răng hơn.
3. Đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây sâu răng
Nhiều người nghĩ rằng đồ ngọt mới là nguyên nhân gây sâu răng mà không biết rằng đường có trong tinh bột (gạo, bánh mì, khoai tây...) cũng là thủ phạm. 
4. Thường xuyên ăn vặt dễ bị sâu răng
Khoảng thời gian răng tiếp xúc với thức ăn quá lâu cũng có thể khiến bạn bị sâu răng. Vì vậy, nếu cứ nhâm nhi đồ ăn có đường hoặc tinh bột nhiều thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. Nhiều số liệu cho thấy nữ giới có tỉ lệ sâu răng cao hơn ở nam giới, có thể do nữ giới hay ăn vặt hơn nam giới.
 
5. Người lớn bị sâu răng nhiều hơn trẻ em
Chúng ta đã từng trải qua thời niên thiếu với những cơn đau răng hành hạ nên nhiều người thường nghĩ rằng trẻ em dễ bị sâu răng hơn người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Có thể bạn chưa biết, nhóm hay bị sâu răng lại là người cao tuổi do nước bọt giảm gây khô miệng, làm lượng axít tăng lên, thức ăn dễ dính vào răng và việc ngại vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày là cơ hội để người lớn dễ bị sâu răng hơn trẻ nhỏ. 
6. Kem đánh răng không chỉ để ngừa sâu răng
Công dụng chính của kem đánh răng là làm sạch răng, bên cạnh đó phần lớn các kem đánh răng được bổ sung Fluor có tác dụng ngừa sâu răng. Tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng của mỗi cá nhân. Ngoài ra, kem đánh răng còn được nghiên cứu để mang đến những tác dụng khác nhau cho răng miệng như:  chống ê buốt, ngừa nhiệt miệng, trắng răng… Do đó các nha sĩ khuyên bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp theo nhu cầu vào từng thời điểm của bạn.  
7. Rất dễ bị mắc bệnh sâu răng
Chỉ cần vi khuẩn trong vụn thức ăn kết dính với nước bọt trở thành mảng bám trên răng, chúng sẽ nằm đó chờ kết hợp với những thực phẩm bột đường và sản xuất ra acid tác động và ăn mòn men răng. Ban đầu là những cơn đau nhẹ, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua nhưng về sau sẽ là những cơn đau dữ dội đến chảy nước mắt do viêm tủy cấp mà sâu răng gây ra. Vì vậy bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày và chải răng đúng cách để loại bỏ hết thức ăn còn bám trên răng. Dùng chỉ tơ nha khoa là cách hiệu quả giúp lấy sạch các mảng bám và vụn thức ăn dắt trên răng.
8. Tác hại của sâu răng không chỉ đơn giản là đau răng
Sâu răng và viêm tủy răng không được điều trị sẽ bị hoại tử, biến chứng áp-xe răng, nang quanh chóp vô cùng đau đớn. Nhiều trường hợp nhiễm trùng huyết có nguyên nhân từ răng. Ngoài nội bộ hàm răng, sâu răng còn gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang. 
Theo Tri thức trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm