Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 cách phòng ngừa ung thư ở trẻ em

Ung thư ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh ung thư cho trẻ em vẫn chưa được xác định rõ nhưng có những cách thức để phòng chống căn bệnh này cho trẻ.

Tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận hơn 9000 trẻ em bị ung thư (tức là cứ 450 trẻ có  1 trẻ mắc ung thư). Phổ biến nhất trong các loại ung thư trẻ mắc phải là các bệnh bạch cầu, lymphoma, u não... , tuy nhiên mỗi bệnh lại có nhiều loại khác nhau.

Ung thư thuộc một trong 100 nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân  các tế bào ác tính trong cơ thể. Ung thư được tách ra thành các loại khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào đó có nguồn gốc từ (máu, não, phổi ...), nếu nó xâm chiếm bộ phận cơ thể tạo ra khối u hoặc lây lan đến các cơ quan khác (di căn). Các chuyên gia ung thư trẻ em cho rằng nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ hiện thiên về xu hướng sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và tác động của môi trường.  

Đó là do gen, những biến đổi di truyền học trong gen của đứa trẻ sinh ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên người ta cũng không phủ nhận lối sống và môi trường cũng tác động tới tăng nguy cơ ung thư ở trẻ.  Những tác động đó không chỉ là những tiếp xúc của đứa trẻ trong thời thơ ấu, mà cả những giai đoạn trưởng thành. Điều này một phần do sự giáo dục của cha mẹ, họ có dạy bảo những đứa con của mình phòng tránh những nguy cơ gây ung thư hay không.

Vậy ung thư trẻ em có phòng chống được không và cần phải làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ nhỏ:

Khói thuốc lá

Việc đầu tiên cha mẹ có thể làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ là không hút thuốc lá và không cho phép bất cứ ai hút thuốc đến gần con em mình. Thực tế, có 4/5 bệnh ung thư có nguyên nhân do thuốc lá, các chất độc trong khói thuốc tác động tới DNA của các tế bào, làm tăng nguy cơ mắc 14 loại ung thư khác nhau như phổi, bệnh bạch cầu, vòm họng, gan, thận ... Nói cách khác, khói thuốc làm tăng nguy cơ ung thư tới 25%.

Khói ở cuối mỗi điếu thuốc còn nguy hiểm hơn bởi nó có gấp 3 lần carbon monoxide  (chất độc hại cho tim, phổi và mạch máu), 10 lần chất nitrosamine và hàng trăm lần khói amoniac. Nếu bạn hút thuốc, nguy cơ con của bạn trở thành một người nghiện thuốc tăng gấp  25 lần. Đây chính là lý do bạn nên bỏ thuốc nếu muốn đem lại sức khỏe tốt nhất cho một đứa trẻ.

Ánh nắng

Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời là cách để phòng tránh bệnh ung thư da. Sử dụng kem chống nắng là biện pháp hữu hiệu phòng tránh các tia tử ngoại có hại cho da. Vào những ngày nắng nóng, không để trẻ chơi ngoài trời nắng, có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Cần đội mũ, đeo kính cho trẻ khi đi ra ngoài nắng.

 

 

Mất cân bằng trong chế độ ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả là biện pháp tốt nhất để phòng tránh ung thư. Hạn chế cho trẻ ăn  các loại thịt chế biến, thịt đỏ nhiều muối. Khi ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ các hóa chất độc hại, ngăn ngừa và sửa chữa các tổn thương của DNA, ngăn chặn sự tích tụ của các hóa chất gây ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh chế ăn uống không khoa học có liên quan tới các bệnh như ung thư vú, miệng, thực quản ....

Không tập thể dục

Tập thể dục là một biện pháp giúp ổn định lượng hormone như estrogen và insulin có liên quan đến ung thư. Lối sống năng hoạt động sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và tử cung.

 

Thừa cân béo phì

Đây là nguyên nhân dẫn tới ung thư  vú, thực quản, ruột, ung thư gan, thận, tuyến tụy và ung thư tử cung....  Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh làm giảm khả năng các mô mỡ tác động đến sự tăng trưởng của các tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Do vậy béo phì thường liên quan tới ung thư.

Tiếp xúc với hóa chất

Các loại hóa chất, thuốc trừ sâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư trẻ em. Theo một nghiên cứu, nếu trẻ con sớm tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu làm tăng  nguy cơ ung thư máu lên 47%. Cha mẹ hoặc người lớn cần mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất này, tránh mang những hóa chất này về nhà có trẻ em. Những hóa chất cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của trẻ là asen, benzen, amiăng ....  Đây là những hóa chất dùng trong công nghiệp, thường thấy xuất hiện trong những đồ dùng trong nhà như các loại chất tẩy rửa, sơn .... Nên cách ly trẻ với những hóa chất độc hại này.

Đồ uống có cồn

Rượu làm ảnh hưởng đến mức độ hormon, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người lớn. Nếu cha mẹ sử dụng rượu, đặc biệt thời kỳ mang thai, có nguy cơ con cái họ cũng nghiện rượu sau này. Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, miệng, vòm họng và đường ruột.

Các bệnh nhiễm trùng

Những loại bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C nếu cha mẹ mắc phải, cần phải tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ngay từ lúc mới sinh bởi nếu không nguy cơ những đứa trẻ có nguy cơ mắc ung thư gan sau này.

Theo thống kê, virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, hiện đã có vaccin phòng ngừa, trẻ em gái nên được tiêm vaccin phòng bệnh khi 11-12 tuổi. Theo Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vaccin HPV đã giảm 2/3 nguy cơ nhiễm HPV ở trẻ vị thành niên.

Những nguy cơ ung thư ở trẻ em thường khó kiểm soát nhất là khi còn là một bào thai và ở tuổi vị thành niên – lúc cơ thể đang phát triển nhanh và có nhiều thay đổi. Do đó những biện pháp phòng ngừa trên đây sẽ giúp cha mẹ bảo vệ được con em mình khỏi căn bệnh ung thư.

Nguyễn Hoàng Mai - Theo Sức khoẻ & Đời sống/Outbreaknewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm