Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 bệnh da có nguy cơ lây nhiễm cần cảnh giác

Nếu bị kích ứng, ngứa hoặc sưng phù bất thường trên bề mặt da, bạn có thể đang bị bệnh da. Hãy quan sát những dấu hiệu này để xác định xem bệnh da của bạn có lây nhiễm không.

Dưới đây là 8 bệnh da có thể lây trong không khí hoặc lây qua tiếp xúc da - da:

Bệnh sởi

Sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây sốt, ho, các đốm trắng trong miệng và các nốt ban đỏ rất đau. Sởi là bệnh lây nhiễm cao và có thể lây truyền trong không khí qua ho hoặc hắt hơi. Thông thường sau khi bị tấn công, bệnh nhân có khả năng miễn dịch ngăn chặn nhiễm trùng sau này. Tiêm vắc-xin sởi có thể giúp phòng ngừa bệnh này.

Mụn rộp

Mụn rộp có hai loại là mụn rộp do virus herpes simplex và virus herpes zoster gây nên. Nó gây các vết loét đau trên môi hoặc cơ quan sinh dục và cũng là thủ phạm gây thủy đậu và bệnh zona. Mụn rộp có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường sinh dục hoặc bằng miệng hoặc qua tiếp xúc với khu vực bị bệnh và bàn tay bị lây nhiễm. Bệnh thậm chí có thể ảnh hưởng tới mắt. Vắc-xin phòng thủy đậu có hiệu quả trong việc phòng ngừa virus herpes zoster.

Nấm ngoài da

Nấm ngoài da là một nhiễm trùng nấm thường phát sinh từ sự lây lan nấm ở bàn chân. Nhiễm nấm ngoài da gây ra các ban đóng vảy, đỏ, ngứa, xuất hiện dưới dạng mảng tròn rộng trên cơ thể, tương tự với chàm và bệnh vảy nến. Nhiễm trùng này được truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hoặc vật nuôi. Nấm ngoài da thường được điều trị bằng kem và thuốc chống nấm đường uống.

Bệnh sởi có thể lây truyền trong không khí qua ho hoặc hắt hơi.

Bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh có tính lây truyền cao, biểu hiện là ban ngứa dạng bỏng nước ở giữa các ngón tay, xung quanh thắt lưng, rốn, đầu gối và mông. Gây ra bởi kí sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scab, ghẻ lây lan ở những nơi công cộng qua tiếp xúc trực tiếp. Bôi thuốc tại chỗ giúp điều trị bệnh này.ei

Chốc lở

Chốc lở là một nhiễm khuẩn tụ cầu có khả năng lây truyền, phổ biến ở trẻ em hơn so với ở người lớn vì trẻ em có hệ miễn dịch yếu hơn. Chốc lở gây ra bởi cùng loại vi khuẩn gây các bệnh như viêm họng do liên cầu khuẩn. Phần lớn các nhiễm trùng này là khá nhẹ. Bôi kháng sinh tại chỗ hoặc dùng kháng sinh đường uống là những cách điều trị phổ biến.

Nấm bàn chân

Đây là bệnh da có khả năng lây truyền cao. Nhiễm nấm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và đồ dùng nhiễm bệnh. Các triệu chứng là bàn chân ngứa và nóng, da bàn chân bong tróc vảy, điều này cũng có thể dẫn tới sự đổi màu và móng chân dày lên. Bên cạnh việc bôi kem tại chỗ và dùng thuốc chống nấm đường uống, bệnh nhân nên để chân không và tránh nước.

Nấm bẹn

Nấm bẹn chủ yếu xuất hiện ở nam giới và ảnh hưởng tới phần đùi trên đối diện với bìu, gây ra các thương tổn đỏ, đau, ngứa. Nam giới thường xuyên mặc bộ đồ thể thao dễ bị tình trạng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp này. Nấm bẹn phản ứng tốt với kem chống nấm bôi tại chỗ, mặc dù có thể sử dụng các thuốc chống nấm đường uống. Bệnh nhân nên tránh đổ nhiều mồ hôi vì chúng có thể gây nhiễm nấm.

Nấm miệng

Loại nấm miệng ảnh hưởng tới da, mắt, màng nhầy của miệng và họng và khu vực đóng bỉm của trẻ sơ sinh, nấm miệng gây ra các mảng trắng hoặc vàng đau hoặc ban da. Giữ cho khu vực đóng bỉm sạch và khô và thay bỉm thường xuyên là chìa khóa giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng này ở trẻ em. Kem chống nấm rất có lợi trong điều trị nhiễm trùng này và phần lớn các nhiễm trùng sẽ tốt hơn trong vòng vài tuần, mặc dù tái phát là rất phổ biến.

BS.Tuyết Mai - Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm