Trẻ tập trung tốt thời gian học dù ít nhưng chất lượng luôn được đảm bảo so với việc con lơ là, học trước quên sau ngồi trong lớp học nhưng suy nghĩ thường không kiểm soát, chạy nhảy muôn hướng thì kết quả cũng kém đi rất nhiều.
Sau đây là 6 yếu tố cải thiện khả năng tập trung ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý để giúp con hình thành thói quen tập trung tốt không chỉ trong học tập mà còn là cuộc sống giúp con đến với thành công vững vàng và chắc chắn.
Bản thân chúng ta là một minh chứng cụ thể rất rõ ràng về việc ngủ đủ giấc mang lại sự tập trung và tinh thần minh mẫn trong công việc. Tại trường học ở các nước phát triển khi một đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá trong giờ học giáo viên sẽ hỏi phụ huynh câu đầu tiên rằng trẻ ở nhà có đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Để ta thấy được rằng giấc ngủ đóng một vài trò quan trong trong khả năng tập trung của trẻ .
Thời lượng ngủ của trẻ trong độ tuổi từ 7 – 12 được khuyến khích là từ 9 – 10 tiếng mỗi đêm. Như vậy để đánh thức con lúc 6h sáng cha mẹ cần yêu cầu con đi ngủ lúc 21h.
2. TRÒ CHƠI RÈN TÍNH TẬP TRUNG CHO TRẺ
Ngoài những trò chơi hoạt động thể chất như chạy nhảy vui đùa, leo trèo ngoài công viên, sân chơi. Cha mẹ có thể luyện tập và rèn tập trung cho con mình thông qua những trò chơi yêu cầu khả năng tập trung như ghép hình, vẽ , tô màu, chơi cờ vua, rubic…Những trò chơi như thế này tuyệt vời ở chỗ trẻ rất yêu thích mà hiệu quả không chỉ là giúp con rèn khả năng tập trung, còn giúp tăng cường trí thông minh, sáng tạo cho trẻ
Mọi chuyện đều không dễ dàng, nếu con của bạn khó lòng ngồi yên trong vòng 5 phút thì sự kiên nhẫn của cha mẹ là yếu tố quyết định giúp con tạo thói quen tập trung. Ban đầu hãy bắt đầu rèn cho trẻ 5 phút, sau đó là 10 phút, 20 phút…Mức độ tăng dần này sẽ đưa con vào nếp tập trung.
Một đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt bát bình thường thì luôn hiếu động và tò mò với sự việc xung quanh. Do đó trong quá trình sặp xếp góc học tập cho con cha mẹ cần chú ý để trẻ không bị xao nhãng bởi sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình cười nói, xem tivi…, cũng như các vật kích thích sự hiếu động của trẻ. Đặc biệt là tránh làm phiền trẻ trong giờ tự học như nhờ vả sai vặt làm gián đoạn sự tập trung của trẻ. Dễ dẫn tới thói quen xấu khó sửa.
4. “THIỀN” MÔN RÈN LUYỆN TẬP TRUNG KHÔNG CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI LỚN
Một nghiên cứu của Đại học North Carolina đã cho thấy rằng những nhóm người ngồi thiền tĩnh lặng ngắn có khả năng ghi nhớ tốt hơn so với nhóm người không ngồi thiền. Việc ngồi thiền này cha mẹ cò thể giúp con tập luyện bằng cách để trẻ cùng ngồi “ thiền” tạo thành vòng tròn cùng gia đình trong không gian yên tĩnh, nhắm mắt lại và chân xếp bằng sau đó hít thở thật sâu và thật đều khoảng 10 lần và tập trung không nói chuyện hay gây tiếng động để nghe âm thanh xung quanh.
Sau đó, mở mắt ra và cho trẻ kể xem trẻ đã nghe được những gì. Luyện tập đều đặn mỗi ngày và tăng dần thời gian mỗi lần lên một chút. Động viên khen ngợi khi trẻ làm tốt để kích thích sự tập trung của trẻ.
Cha mẹ là người hiểu hơn cả con mình thuộc nhóm trẻ nào và bị hấp dẫn bởi các trò chơi cụ thể. Bằng cách vận dụng trò chơi vào học tập sẽ khiến trẻ chú tâm hơn rất nhiều so với sách vở khô khan bất động.
Làm toán cùng con với những viên kẹo hoặc quả táo màu sắc là một trong những ví dụ khiến trẻ tập trung hơn. Rèn luyện sự tập trung cũng giống như tự lập cần được rèn từ sớm và từng chút một. Tránh việc ép quá gây “cong cành, gãy nhánh” ở trẻ
6. RÈN LUYỆN TẬP TRUNG Ở TRẺ BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY
Việc rèn khả năng tập trung cho trẻ cso thể bắt đầu ngay trong chính cuộc sống hàng ngày.
-Yêu cầu, cỗ vũ khuyến khích con hoàn thành mọi công việc mà không bỏ dở
-Rèn tập trung, sự quan sát qua đặt câu hỏi và tìm đồ vật trong nhà
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.