Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 triệu chứng bạn không nên bỏ qua

Hầu hết sự đau nhức không phải là dấu hiệu của một bệnh lí nghiêm trọng, nhưng có một vài triệu chứng nhất định mà bạn nên đi kiểm tra. Hãy đến bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây:

Yếu chân hoặc tay

Nếu bạn cảm thấy yếu hoặc tê tay, chân hoặc mặt, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ, đặc biệt nếu chỉ ở một nửa cơ thể. Bạn cũng có thể bị đột quỵ nếu không giữ được thăng bằng, thấy chóng mặt hay khó đi lại.

Hãy gọi giúp đỡ ngay nếu bạn đột nhiên khó nhìn hay đau đầu nhiều, thấy lơ mơ, gặp vấn đề khi nói hoặc hiểu người khác.

Phát hiện sớm có thể giúp bạn đảo ngược tình thế. Hãy gọi cấp cứu ngay. Nếu bạn được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 4,5h sau khi có triệu chứng đầu tiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ tàn tật do đột quỵ.

Đau ngực

Theo Shilpi Agarwal, Tập đoàn Y khoa Washingtin, bất cứ cơn đau ngực nào, đặc biệt khi nó kèm theo ra mồ hôi, khó thở hay buồn nôn, nên được đánh giá bởi một chuyên gia y tế ngay lập tức.

Đau ngực có thể là một dấu hiệu của bệnh tim mạch hay một cơn đau tim, đặc biệt nếu nó xuất hiện sau khi bạn vận động. Nó cũng có thể là bạn đang có một cục máu đông đang di chuyển tới phổi, theo Teitelbaum.

Nếu bạn cảm thấy căng hoặc nặng ngực, kéo dài một vài phút trở lên, mất đi, rồi lại xuất hiện lại, hãy gọi giúp đỡ. Đừng cố gắng chịu đựng nó.

Sưng và đau bắp chân

Đây có thể là triệu chứng khi có cục máu đông ở cẳng chân, hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nó có thể xảy ra khi bạn ngồi quá lâu như là đi máy bay thời gian dài, hoặc nếu bạn ốm và phải nằm lâu.

Khi có cục máu đông, bạn có thể cảm thấy đau khi đứng và đi lại. Bạn cũng có thể bị sưng chân.

Có thể là bình thường nếu sau tập luyện bạn thấy sưng nhẹ, nhưng nếu bạn thấy đỏ và cảm thấy nóng chỗ sưng hoặc đau, hãy gọi cho bác sĩ.

Theo Teitelbaum, bạn cũng có thể kiểm tra dấu hiệu Homans: nếu bạn uốn cong các ngón chân của bạn lên trên và thấy đau, đó cũng có thể là gợi ý của cục máu đông. Nhưng đừng dựa vào nó, nếu thấy nóng, đỏ và sưng ở một bên, hãy đến phòng cấp cứu.

Điều quan trọng là phải lấy được cục máu đông trước khi nó làm tắc nghẽn mạch máu của bạn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Đái ra máu

Nếu bạn đái ra máu và cảm thấy đau lưng, bạn có thể có sỏi thận. Sỏi thận là một tinh thể nhỏ được cấu tạo bởi chất khoáng và muối và được hình thành ở thận, có thể di chuyển theo ống dẫn nước tiểu ra ngoài khi bạn đi tiểu. Bác sĩ có thể chụp Xquang hoặc siêu âm để nhìn thấy sỏi. Xquang sử dụng tia phóng xạ ở liều thấp để có hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Siêu âm sử dụng sóng âm để đem lại những hình ảnh này. Nhiều viên sỏi có thể ra ngoài khi bạn đi tiểu. Nhưng đôi khi bác sĩ cần can thiệp mới có thể lấy chúng ra.

Nếu bạn bị đái ra máu và bạn cảm giác mót tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần hoặc đau rát khi đi tiểu, bạn có thể đang bị nhiễm trùng bàng quang hoặc thận nặng, Teitelbaum nói. Đừng chần chừ để gặp bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn còn bị sốt nữa.

Nếu bạn đái ra máu nhưng không thấy đau, đó có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Thở khò khè

Các vấn đề khó thở cần được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn bị khò khè hoặc nghe thấy tiếng rít khi thở, hãy đến gặp bác sĩ. Theo Agarway, nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời,các triệu chứng hô hấp có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng .

Các vấn đề về thở có thể do hen suyễn hay các bệnh lí ở phổi, dị ứng nặng, hoặc tiếp xúc với hóa chất. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây thở khò khè và điều trị chúng. Nếu bạn bị hen, Bác sĩ dị ứng sẽ có kế hoạch kiểm soát và làm giảm các đợt bùng phát.

Theo teitelbaum, thở khò khè cũng có thể do viêm phổi hay viêm phế quản. Bạn có ho khạc ra đờm vàng hoặc đờm xanh không? Bạn có bị sốt hay khó thở không? Nếu có những triệu chúng kể trên, bạn có thể bị viêm phế quản, viêm phổi và hãy đến gặp bác sĩ.

Ý định tự tử

Nếu bạn cảm thấy hết hi vọng hoặc bế tắc, hay không còn lí do để tiếp tục sống, bạn cần được giúp đỡ. Hãy nói chuyện với bác sỹ, đến phòng khám hoặc phòng khám chuyên khoa tâm thần của bệnh viện. Một bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ nói chuyện với bạn và giúp bạn được an toàn, vượt qua thời gian khủng hoảng.
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm