Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết nhẹ có thể theo dõi bệnh và điều trị tại nhà theo phác đồ, nếu có bất thường hoặc tiến triển nặng thì nhập viện.

Điều gì xảy ra nếu chậm trễ điều trị sốt xuất huyết?

Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là: sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên bệnh lại diễn biến nặng nhẹ khác nhau ở từng người, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

1. Cách xác định nên điều trị ở nhà hay nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có thể theo dõi và điều trị tại nhà khi:

- Không sốt cao (dưới hoặc tới 38 độ C), các dấu hiệu toàn trạng không nặng nề, đau đầu ít, không buồn nôn hay nôn, không có hoặc ít các ban xuất huyết dưới da, không đi ngoài phân đen, không chảy máu cam, nghiệm pháp dây thắt (-), không có biểu hiện sốc giảm thể tích máu…

- Khỏe mạnh không có bệnh mãn tính từ trước.

Muỗi là loài trung gian truyền bệnh sốt xuất cho người

Những trường hợp nên nhập viện điều trị sốt xuất huyết:

- Sốt cao liên tục, mệt mỏi nhức đầu nhiều, đau nhức cơ bắp nặng nề, trên da có nhiều chấm xuất huyêt, hoặc xuất huyết tụ thành đám mảng. Bệnh nhân bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen hay xuất huyết nội tạng, đi tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

- Có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

- Có triệu chứng đau tức vùng gan, nôn mửa nhiều, gan to trên 2 cm dưới bờ sườn,

- Có các bệnh từ trước như: Hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh gan mật, bệnh nhân nhiễm HIV…

- Trường hợp vài tháng hay trong năm trước cũng đã từng bị sốt xuất huyết với biểu hiện nặng phải nhập viện điều trị.

- Bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lừ đừ chậm tiếp xúc hay rối loạn tri giác hoặc co giật.

- Bệnh nhân đang theo dõi sốt xuất huyết, hoặc được chẩn đoán sốt xuất huyết kèm theo tiêu chảy cấp, có dấu hiệu tích tụ dịch: phù mi mắt, sưng bừu, tràn dịch màng phổi.

- Bệnh nhi dưới 6 tuổi.

Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc sốt xuất huyết và bệnh cũng dễ trở nặng

2. Nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết nặng lên

- Bệnh nhân chủ quan cho sốt xuất huyết là bình thường, nhất là ở những nơi hàng năm thường xảy ra dịch sốt xuất huyết. Người bệnh không được bù nước điện giải kịp thời, gây sốc trụy tim mạch và tử vong.

Không phải sốt xuất huyết gây mất nước mà bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu (giảm khoảng 20 đến 30% thế tích). Bệnh gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước, nhưng vẫn phải tiếp nước sớm. Vì vậy truyền nước là điểm mấu chốt, quan trọng trong điều trị.

- Bệnh nhân tưởng là sốt cảm cúm bình thường uống thuốc Aspirin làm trầm trọng thêm hiện tượng xuất huyết và có thể tử vong do xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết đa phủ tạng.

- Bệnh nhân bị sốt xuất huyết không điển hình bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác, đến khi bệnh nặng lên hoặc có biểu hiện rõ ràng mới được chẩn đoán là sốt xuất huyết.

3. Những dấu hiệu báo động cần nhập viện điều trị gấp không được chậm trễ

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết hoặc đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà thấy:

- Đau bụng: Đau hạ sườn phải (đau vùng gan) hoặc đau không xác định được vị trí đau khắp ổ bụng, gan to trên 2 cm dưới bờ sườn, xét nghiệm men gan tăng cao.

- Nôn ói, tiêu chảy cấp, đi tiểu ít.

- Có dấu hiệu tích tụ dịch như: phù mi mắt, sưng bìu, tràn dịch màng phổi.

- Xuất huyết niêm mạc: Mắt, xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài phân đen, nôn ra máu)

- Xuất hiện dấu hiệu thần kinh: Lừ đừ, bứt rứt…

- Xét nghiệm theo dõi thấy: Hematocrite tăng nhanh (hiện tượng cô đặc máu) và tiểu cầu giảm nhanh.

Mắc màn khi ngủ để phòng tránh bị muỗi đốt

4. Những nguy hiểm và biến chứng khi điều trị muộn

Sốc sốt xuất huyết Dengue

- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.

Xuất huyết nặng

- Chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic axít (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.

Suy tạng nặng

- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.

- Suy thận cấp.

- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).

- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Phun thuốc diệt muỗi khu nhà ở, dân cư để hạn chế tối đa việc bị lây nhiễm sốt xuất huyết

5. Những lưu ý khi bị hoặc nghi nghờ sốt xuất huyết

- Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh nên bình thường khi bị, bệnh nhân chủ yếu được truyền dịch, bồi phụ nước và điện giải, dùng thuốc hạ sốt và theo dõi dấu hiệu xuất huyết bằng kiểm tra công thức máu .

- Bất cứ ai thấy có các triệu chứng: Sốt cao đột ngột liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt; Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, phát ban, nổi hạch thì nên đến viện khám sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

- Không phải bệnh nhân nào cũng phải nhập viện mà trên các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện hoặc hướng dẫn bệnh nhân theo dõi tại nhà và tái khám theo lịch hẹn, khi có dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách nhận biết trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết

BS Đỗ Hữu Thảnh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm