Trong nhiều nền văn hóa, cá chép được coi là biểu tượng của giàu có, may mắn và phồn vinh. Ở Việt Nam, cá chép được "Thần bếp" - ông Công ông Táo cưỡi lên để chầu trời. Trong nhiều nền văn hóa Á Đông, cá chép được coi là biểu tượng cho sự giàu sang phú quý nên vào năm mới, bạn nhất định phải ăn cá chép để có một năm may mắn và dư dật phía trước.
Ở các nước phương Tây, người ta thường ăn cá chép vào dịp Giáng sinh và ngày đầu năm mới bởi đây là món ngon bổ dưỡng và mang lại nhiều may mắn cho năm mới.
Cá chép là một trong những món cá ngon nhất thế giới. Cá chép rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là phốt-pho và vitamin B12, các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cá chép có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, tốt cho tiêu hóa và làm chậm lại quá trình lão hóa, phòng chống các bệnh mạn tính.
Ngoài cá chép hấp, canh cá chép nấu chua, lẩu cá chép, cá chép rán cả con, bạn cũng có thể thử những món ăn mới lạ và đẹp mắt cho gia đình. Là trẻ con, ai mà không mê những món tẩm bột rán. Món cá tẩm bột sẽ khiến cho những đứa trẻ lười ăn cá nhất cũng phải thích mê.
Sau đây là những công thức làm cá chép tẩm bột rán ngon miệng, đẹp mắt và khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Nguyên liệu:
- 6 miếng phi lê cá chép
- Sữa, bột mỳ, trứng
- Vụn bánh mỳ
- Nguyên liệu làm salad gồm khoai tây, hành tây, giấm, mù tạc, đường, muối, tiêu đen.
Cá chép tẩm bột chiên giòn với khoai tây.
Cách làm:
- Ngâm cá chép trong sữa 2-3 giờ rồi cho vào tủ lạnh.
- Luộc khoai tây cả vỏ cho đến khi mềm trong nồi nước có nêm chút muối. Sau khi luộc, để ráo nước. Đợi khoai tây nguội, gọt vỏ và cắt thành lát, khối vuông hoặc hoặc có thể chiên khoai tây lên. Đổ ra bát.
- Để chuẩn bị nước sốt, cho gia vị, giấm, đường muối và mù tạt khuấy đều với nước và đun sôi nhỏ lửa khoảng 5-6 phút. Thêm hành tây xắt nhỏ và đun thêm 1-2 phút nữa.
- Đổ nước sốt nóng lên bát khoai tây và trộn đều.
- Vớt cá chép ra khỏi bát ngâm sữa, rửa sạch với nước, để ráo, ướp muối, tẩm bột mì, trứng và vụn bánh mì rồi chiên trong chảo dầu nóng.
Sau đó bạn có thể bày lên đĩa to cho cả nhà ăn hoặc bày vào từng suất vừa ăn cho mỗi người. Đầu tiên cho khoai tây vào đĩa, rồi bày miếng cá lên trên. Trang trí với rau mùi.
Đây là món ăn ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn vào dịp lễ Giáng sinh và năm mới.
Nguyên liệu:
- 6 lạng Cá chép
- Bột mỳ, trứng, vụn bánh mỳ
- Muối, tiêu đen, bơ, đường, tỏi, nước cốt chanh, nhục đậu khấu.
- Hạnh nhân bóc vỏ
- 1 củ thì là, 1 củ cả rốt, hành tím.
- 6 lạng khoai tây
Cá chép bọc hạnh nhân cùng khoai tây nghiền với phô mai.
Cách làm:
- Tẩm ướp phile cá chép với muối và gia vị rồi nhúng vào hỗn hợp bột mỳ, trứng, sau đó bọc bên ngoài với vụn bánh mỳ trộn với hạnh nhân xắt lát nhỏ hoặc vụn hạnh nhân.
- Đun nóng dầu ăn trong chảo và chiên từ từ các miếng cá để hạnh nhân không bị cháy.
- Luộc khoai tây trong một nồi nước có nêm chút muối cho tới khi chín mềm. Bỏ khoai tây ra nghiền, rồi cho một ít bơ và phô mai đun chảy vào trộn đều lên. Sau đó tạo thành hình phù hợp trên đĩa.
- Bào cà rốt và củ thì là thành sợi. Phi thơm hành tím, tỏi và thì là trong chảo với bơ rồi cho cà rốt vào đảo sơ đẩm bảo vẫn giòn. Nêm muối, hạt tiêu, nhục đậu khấu, đường và nước cốt chanh vừa ăn.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.