Bồn bồn (cây cỏ nến)
Vốn là loại cây mọc hoang, xuất hiện chủ yếu ở những vùng đất ngập nước trong ao hồ hoặc rìa bờ sông các tỉnh miền Tây nhưng nay, bồn bồn (hay còn gọi là cây cỏ nến) lại trở thành nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon được người dân địa phương yêu thích.
Tại Cà Mau có vùng trồng bồn bồn lớn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước. Trước đây, do quá trình canh tác lúa, tôm không đạt hiệu quả cao nên người dân đã chuyển đổi sản xuất sang trồng cây bồn bồn.
Cây bồn bồn (cỏ nến) được sơ chế sạch, loại bỏ bẹ già và chỉ giữ phần lõi non bên trong.
(Ảnh: Bakafood)
Loại cây này phát triển quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa. Chúng thích nghi tốt với nước ngọt, có khả năng chịu phèn mặn và cho năng suất cao mà không cần tốn nhiều công chăm bón.
Vào vụ thu hoạch, người dân nhổ bồn bồn bằng tay hoặc dùng dao nhọn cắt sát gốc, chỉ lấy phần thân rồi loại bỏ bẹ già, giữ lại lõi non để làm nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon như muối dưa, làm gỏi, xào với tép hoặc nấu canh, nhúng lẩu,...
Năn (năn bộp)
Từ loại cây mọc hoang, không có giá trị kinh tế, đến nay, năn đã được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh phía Tây Nam Bộ. Ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, nhiều hộ gia đình còn kiếm sống và có nguồn thu nhập chính từ nghề trồng năn.
Năn cho thu hoạch quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa. Để thu hái, người ta phải chọn những cây vừa mới mọc nhô lên khỏi mặt nước khoảng một gang tay và nhổ cẩn thận để cây không bị đứt gãy.
Vốn được coi là cỏ dại nhưng cây năn ngày nay trở thành đặc sản miền Tây.
(Ảnh: Nguyệt Nhi)
Sau đó, đem năn đi rửa sạch, cắt ngắn và chỉ giữ lại khoảng 30cm. Cách sơ chế năn cũng giống như bồn bồn, phải bỏ bẹ già bên ngoài và lấy phần lõi bên trong. Cây năn có thể chế biến được nhiều món ngon như làm nộm, nhúng lẩu mắm hoặc nấu canh cá, canh cua.
Hẹ nước
Vào mùa nước nổi hàng năm, người dân ở Đồng Tháp Mười thường đi thu hái hẹ nước - một loại rau mọc hoang ở ruộng, các kênh mương hay đầm nước vùng đất phèn.
Hẹ nước có thân mềm, rễ chùm ngắn ăn bám vào đất bùn nên việc thu hoạch khá dễ. Loài cây này có vị ngon lạ miệng, không cần chăm sóc hay bón phân mà vẫn phát triển tốt. Sau vài trận mưa đầu mùa, khi các ruộng đất phèn đã ngập nước chính là thời điểm hẹ nước bắt đầu nảy chồi và sinh trưởng.
Hẹ nước thường được dùng làm nguyên liệu chế biến món lẩu cá linh hay chấm mắm kho.
(Ảnh: @trangpinkyy)
Vào mùa thu hái, người dân phải ra đồng vào lúc hừng đông rồi lội nước theo hàng lối để không làm đục nước, khó tìm thấy hẹ. Hẹ được sơ chế tại chỗ, cắt rễ và rửa sạch, xếp đống gọn gàng rồi giao cho các mối.
Từ loài cây mọc dại, hẹ nước trở thành đặc sản dân dã được nhiều người yêu thích vì giòn, có vị mát. Chúng là nguyên liệu cho món lẩu mắm cá linh hay ăn sống chấm mắm kho...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của rau ngò gai.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.