Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) bao lâu 1 lần?

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) có thể cứu được mạng sống của nhiều người. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về loại xét nghiệm này.

PAP smear là gì?

Bạn hẳn đã từng nghe đến thuật ngữ Pap smear nhưng có thể bạn không biết chính xác Pap smear là gì hoặc tại sao nữ giới cần tiến hành xét nghiệm này.

Mặc dù quy trình PAP smear có thể gây khó chịu với một số người, nhưng thường sẽ không gây đau đớn và rất quan trọng và cần thiết để tiến hành xét nghiệm này. Các hướng dẫn gần đây cho thấy rằng, số người tiến hành sàng lọc Pap smear trong những năm gần đây đang giảm nhẹ vì ngày càng có nhiều người được tiêm vaccine dự phòng HPV. Pap smear là một xét nghiệm nhằm thu thập các tế bào từ cổ tử cung để tìm kiếm dưới kính hiển vi xem những tế bào đã thu thập có chứa tế bào tiền ung thư hoặc ung thư hay không. Sau đó, các phương pháp điều trị sớm có thể được đưa ra để dự phòng hoặc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi bệnh khởi phát. Pap smear được coi là một trong những biện pháp dự phòng ung thư cổ tử cung quan trọng nhất trong thế kỷ 20.

Tại sao Pap smear lại quan trọng?

Ung thư cổ tử cung

Pap smear giúp phát hiện và dự phòng tình trạng ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu năm 2012 trên 1230 phụ nữ tại Thụy Điển được chẩn đoán ung thư cổ tử cung chỉ ra rằng những trường hợp ung thư được phát hiện bằng xét nghiệm Pap smear có 92% khả năng chữa khỏi, trong khi tỷ lệ này ở những trường hợp ung thư phát hiện do xuất hiện triệu chứng chỉ là 66%. Nghiên cứu khác năm 2018 trên tạp chí  BMC Pregnancy and Childbirth chỉ ra rằng tiến hành xét nghiệm Pap smear định kỳ trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể phát hiện được 92% số trường hợp ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ tại Mỹ, theo thống kê CDC. Do phụ nữ ngày nay tiến hành xét nghiệm Pap smear thường xuyên hơn, nên số lượng ca ung thư cổ tử cung và số lượng ca tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm đi đáng kể trong vòng 40 năm vừa qua. Ở những quốc gia mà phụ nữ không thường xuyên xét nghiệm Pap smear, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung thường sẽ cao hơn.

HPV

HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nếu không được tiêm vaccine thì hầu như những người hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm bệnh vào một thời điểm nào đó trong đời, thậm chí họ còn không biết là mình đã nhiễm bệnh. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, và đa số không gây ra các triệu chứng rõ ràng, trong khi một số ít lại có thể gây mụn rộp sinh dục. Nhiều loại HPV có thể gây thay đổi tế bào ở cổ tử cung và có thể biến tế bào này trở thành tế bào ung thư theo thời gian. Hệ miễn dịch của nhiều người sẽ có thể tự vượt qua tình trạng nhiễm HPV mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì trong khi một số người khác sẽ bị tổn thương các tế bào có thể dẫn đến ung thư. Các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá có thể là vấn đề vì sẽ khiến cơ thể khó làm giảm tình trạng nhiễm HPV hơn. Nhiễm HPV kéo dài có thể liên quan đến các bất thường về tế bào cổ tử cung nên đôi khi sàng lọc sớm HPV và thường xuyên xét nghiệm PAP smear định kỳ sẽ đi kèm với nhau.

Hướng dẫn về xét nghiệm Pap smear

Nhìn chung, nữ giới nên tiến hành xét nghiệm Pap smear 3-5 năm một lần. Trước đây phụ nữ được khuyến cáo nên xét nghiệm Pap smear hàng năm, nhưng quá trình phát triển từ các bất thường nguy cơ thấp đến ung thư cổ tử cung mất khoảng 15 năm. Do vậy, việc đưa ra khuyến nghị mới về việc 3-5 năm xét nghiệm một lần vẫn cho phép các bác sĩ phát hiện các bất thường sớm mà không làm tăng số lượng can thiệp không cần thiết. Hạn chế các can thiệp không cần thiết là mục tiêu khiến cho Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra cập nhật mới về tần số xét nghiệm Pap smear năm 2020. Hướng dẫn mới khuyến cáo rằng nên bắt đầu sàng lọc ở độ tuổi 25 thay vì 21, vì vaccine HPV có thể có tác dụng dự phòng tình trạng nhiễm trùng rất tốt. Các chuyên gia khuyến cáo rằng thanh thiếu niên nên tiêm vaccine HPV để bảo vệ chống lại không chỉ tình trạng ung thư cổ tử cung mà còn bảo vệ trước các tình trạng mụn rộp sinh dục và ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn.

Tại Mỹ, vaccine HPV đã trở nên phổ biến vào năm 2006 và dẫn đến giảm tỷ lệ mắc HPV và tiền ung thư cổ tử cung ở những người dưới 20 tuổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị như sau:

  • Dưới 21 tuổi: không cần phải sàng lọc
  • Từ 21-29 tuổi: xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần. Xét nghiệm PAP smear 3 năm/lần
  • Từ 30 đến 65 tuổi: xét nghiệm HPV 5 năm/lần, PAP smear 3 năm/lần
  • Trên 65 tuổi: không cần sàng lọc nếu các xét nghiệm khác cho kết quả bình thường

Trên đây là tần suất xét nghiệm nếu các kết quả xét nghiệm của những lần trước đều bình thường. Bạn có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm thường xuyên hơn nếu các kết quả xét nghiệm của bạn bất thường. Nếu PAP smear cho kết quả bất thường, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì tình trạng này rất phổ biến. Đa số mọi người có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường sẽ không bj ung thư. Nếu bạn có kết quả PAP smear bất thường hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đang nhiễm HPV, bác sĩ có thể khuyến nghị soi cổ tử cung. Dựa vào kết quả soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyến nghị làm xét nghiệm PAP smear thường xuyên hơn để kiểm soát vấn đề. Nếu sau nhiều lần sàng lọc, tế bào chỉ thay đổi ít thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh có thể tự khỏi. Nếu tế bào thay đổi lớn, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện.

Những ai cần xét nghiệm PAP smear thường xuyên hơn?

Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như nhiễm HIV/AIDS hoặc phơi nhiễm với DES khi còn là bào thai, bạn sẽ cần phải xét nghiệm thường xuyên hơn. Phơi nhiễm với các chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bất thường về hệ sinh sản và làm tăng nguy cơ mắc một số dạng ung thư cổ tử cung và âm đạo. Kể cả khi bạn không cần xét nghiệm PAP smear hàng năm, thì bạn vẫn cần đi khám sản phụ khoa định kỳ hàng năm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Health) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm