Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 cách điều trị mụn trứng cá tại nhà đã được khoa học chứng minh

Mụn là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến xấp xỉ 85% người trẻ tuổi.

Một số phương pháp trị mụn truyền thống như acid salicylic, niacinamide hoặc benzoyl peroxide được chứng minh là những phương pháp trị mụn hữu hiệu nhất, nhưng chúng có thể quá đắt hoặc có những hiệu quả không mong muốn, như khô da, đỏ da hay kích ứng.

Điều này thúc đẩy một số người tìm kiếm các phương pháp khác điều trị mụn tự nhiên tại nhà. Thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 77% các bệnh nhân bị mụn đã có thử các phương pháp trị mụn thay thế.

Rất nhiều các phương pháp trị mụn tại nhà thiếu các bằng chứng khoa học, và các nghiên cứu về tính hiệu quả của chúng là cần thiết. Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp trị mụn thay thế, đây là các biện pháp bạn có thể thử.

Bài báo này khám phá 13 phương pháp trị mụn tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân của mụn trứng cá?

Mụn bắt đầu hình thành khi lỗ chân lông trên da bị bí tắc bởi dầu và các tế bào da chết. Mỗi lỗ chân lông được kết nối với một tuyến bã nhờn, nơi sản xuất ra một chất nhờn gọi là bã nhờn. Những bã nhờn thừa có thể làm tắc lỗ chân lông, gây ra sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes hay còn gọi là P. acnes. Tế bào bạch cầu của bạn tấn công vi khuẩn P.acnes, dẫn đến viêm trên da và mụn. Một vài trường hợp bị mụn nặng nề hơn, nhưng những triệu chứng phổ biến nhất là mụn đầu trắng, mụn đầu đen và nhọt viêm.

Rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự hình thành và phát triển của mụn, bao gồm:

• Gen

• Chế độ ăn

• Stress

• Sự thay đổi hormone

• Nhiễm trùng

Ngoài những phương pháp điều trị mụn tại phòng khám da liễu tiêu chuẩn, dưới đây là 13 phương pháp trị mụn hiệu quả:

  1. Sử dụng giấm táo

Giấm táo được làm từ rượu táo lên men, hoặc nước ép quả táo. Giống như các loại giấm khác, nó được biết đến với khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm. Giấm táo chứa các acid hữu cơ tự nhiên, như là axit citric, loại axit tiêu diệt được vi khuẩn P. acnes. Nghiên cứu cũng chỉ ra giấm táo còn chứa axit succinic, là một loại acid hữu cơ khác có tác dụng ngăn ngừa sự viêm gây ra bởi vi khuẩn P.acnes, thứ có thể ngăn ngừa sẹo. Axit lactic, một loại axit khác trong giấm táo, có thể cải thiện vấn đề sẹo mụn.

Trong khi một vài thành phần có trong giấm táo có thể cải thiện vấn đề mụn, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Một vài bác sĩ da liễu đưa ra lời khuyên không nên sử dụng giấm táo vì chúng có thể gây kích ứng da.

Cách sử dụng giấm táo:

  • Trộn giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:3 (sử dụng nhiều nước hơn nếu bạn có làn da nhạy cảm)
  • Sau khi rửa sạch mặt, nhẹ nhàng sử dụng bông để bôi hỗn hợp trên lên da
  • Để yên trong 5-20 giây, rửa lại bằng nước và vỗ nhẹ nhàng cho khô da
  • Lặp lại 1-2 lần trong ngày

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sử dụng giấm táo lên da của bạn có thể gây ra bỏng và kích ứng da. Khi mới bắt đầu sử dụng, bạn nên pha giấm táo với tỷ lệ loãng hơn để tránh kích ứng.

 
  1. Uống viên kẽm bổ sung

Kẽm là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển của tế bào, sự sản sinh hormone, chuyển hóa và chức năng miễn dịch.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mụn có xu hướng có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với những người da khỏe không có mụn. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng uống viên kẽm có thể làm giảm mụn. Ví dụ, một phân tích năm 2014 cho thấy kẽm có hiệu quả tốt hơn trong điều trị mụn viêm nặng so với điều trị mụn nhẹ và vừa.

Liều tối ưu của kẽm để điều trị mụn chưa được công bố, nhưng một số các nghiên cứu cũ đã quan sát được sự giảm mụn đáng kể khi dùng 30-45 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày. 

Nên lưu ý rằng bôi kẽm lên da được cho là không có hiệu quả. Điều này có thể do kẽm không được hấp thu hiệu quả qua da.

  1. Sử dụng mặt nạ mật ong và quế

Mật ong và quế có khả năng đánh bại vi khuẩn và giảm tình trạng viêm, 2 yếu tố gây ra mụn.

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng sự kết hợp mật ong và quế có tác dụng chống lại vi khuẩn P. acnes. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mật ong có khả năng ngăn chặn sự phát triển thậm chí là tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Mặc dù điều này cũng không thật sự có ý nghĩa rằng mật ong có thể trị mụn hiệu quả. Mặc dù các lợi ích kháng vi khuẩn và chống viêm của mật ong và quế có thể giúp điều trị mụn, vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn để chứng minh hiệu quả này.

Cách làm mặt nạ mật ong quế:

  • Trộn 2 thìa mật ong với 1 thìa quế thành hỗ hợp nhão
  • Sau khi rửa mặt sạch, bôi hỗn hợp này lên da và để trong 10-15 phút
  • Rửa sạch mặt hoàn toàn và vỗ nhẹ cho khô da
     
  1. Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu chiết xuất từ lá của cây Melaleuca alternifolia, một loại cây nhỏ bản địa nước Úc. Nó được biết đến với khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm sự viêm ở da. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra bôi tinh dầu tràm trà có tác dụng làm giảm mụn. Một nghiên cứu nhỏ khác cũng cho thấy khi kết hợp với benzoyl peroxide, người dùng giảm khô da và kích ứng da. Họ cũng cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng phương pháp điều trị này.

Có thể thấy sử dụng kháng sinh trị mụn đường uống cục bộ lâu dài có thể gây ra nhờn thuốc, thì tinh dầu tràm trà là một phương pháp thay thê hiệu quả.

Tinh dầu tràm trà rất mạnh, vì vậy nên pha loãng nó trước khi áp lên da của bạn.

Cách sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn:

  • Pha tinh dầu tràm trà với nước theo tỷ lệ 1:9
  • Nhúng một miếng bông vào hỗn hợp này và bôi nó lên vùng da bị mụn
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm nếu cần thiết
  • Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày
  1. Sử dụng trà xanh cho da

Trà xanh rất giàu các chất chống oxy hóa, uống trà xanh hàng ngày như một thói quen có thể thúc đẩy cho một sức khỏe tốt. Nó cũng có tác dụng làm giảm mụn hiệu quả. Điều này là do polyphenols trong trà xanh giúp đánh bại vi khuẩn và giảm viêm, hai nguyên nhân chính gây ra mụn.

Trong một nghiên cứu nhỏ với 80 phụ nữ, người tham gia sử dụng 1500mg dịch chiết trà xanh hàng ngày trong 4 tuần. Khi kết thúc nghiên cứu, những phụ nữ sử dụng dịch chiết trà xanh đã giảm được mụn trên mũi, má và xung quanh miệng của họ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng uống trà xanh cũn làm giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin, 2 yếu tố góp phần tạo ra sự phát triển của mụn.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bôi trà xanh trực tiếp lên da có thể làm giảm mụn. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy chất chống oxy hóa chính trong trà xanh – EGCG – có tác dụng làm giảm tiết bã nhờn trên da, chống lại quá trình viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P. acnes trên da mụn. Bôi chiết xuất trà xanh lên da làm giảm đáng kể sự tiết bã nhờn và mụn trên những người bị mụn. Bạn có thể mua những loại kem và lotion có chứa trà xanh, nhưng cách tự làm tại nhà cũng rất đơn giản.

Cách sử dụng:

  • Ngâm trà xanh vào nước sôi trong 3-4 phút
  • Để nguội trà
  • Sử dụng bông cotton, nhẹ nhàng bôi nước trà xanh lên da hoặc đổ nó vào trong lọ xịt để xịt đều lên da
  • Để khô tự nhiên, sau đó rửa sạch với nước và vỗ nhẹ cho đến khi khô
  1. Sử dụng nước cây phỉ (Witch hazel)

Nước cây phỉ được chiết xuất từ vỏ và lá của cây phỉ Bắc Mỹ, tên khoa học là Hamamelis virginiana. Nó có chưa tannins, một chất kháng viêm và kháng sinh tự nhiên hiệu quả.

Đó là lý do tại sao nó được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh về da như gàu, chàm, bỏng, thâm tím, côn trùng cắn, bệnh giãn tĩnh mạch ven, và mụn trứng cá.

Một nghiên cứu nhỏ thực hiện bởi công ty mỹ phẩm với 30 người tham gia cho thấy họ giảm mụn đáng kể sau 6 tuần sử dụng nước cây phỉ hàng ngày.

(còn tiếp)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm giúp da bạn trông trẻ hơn và ngăn ngừa nếp nhăn

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm