Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?
Chỉ số đường huyết (chỉ số GI) của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Nói đơn giản hơn, chỉ số GI của thực phẩm cho bạn biết chúng sẽ được chuyển hóa thành đường nhanh như thế nào sau khi ăn.
Dựa vào chỉ số GI của thực phẩm, bạn có thể phân loại thực phẩm thành 3 loại:
- Các thực phẩm có chỉ số GI thấp: Dưới 55.
- Các thực phẩm có chỉ số GI trung bình: Từ 56 - 69.
- Các thực phẩm có chỉ số GI cao: Từ 70 trở lên.
Các thực phẩm có chỉ số GI cao (thường là các thực phẩm nhiều đường tinh luyện, thực phẩm từ bột mì tinh chế) có thể được tiêu hóa nhanh chóng và khiến lượng đường huyết của bạn tăng vọt sau khi ăn. Các loại thực phẩm này cũng thường không có giá trị dinh dưỡng cao do chúng không chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Mặt khác, các thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể được cơ thể tiêu hóa chậm hơn, từ đó giúp đường huyết sau ăn tăng lên một cách từ từ. Các loại thực phẩm này cũng có thể giúp bạn thấy no lâu, trong khi cung cấp được nhiều dưỡng chất (chất xơ, vitamin, khoáng chất…) cho cơ thể.
Do đó, người bệnh đái tháo đường cần chú ý chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp, bao gồm cả các loại trái cây để tránh làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.
12 loại trái cây có chỉ số GI thấp cho người bệnh đái tháo đường
Nhiều loại trái cây dù có vị ngọt nhưng vẫn có chỉ số GI thấp, có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Thêm vào đó, đa số các loại trái cây đều rất giàu chất xơ và các dưỡng chất thực vật khác tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể tham khảo một số loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường với chỉ số GI thấp trong infographic dưới đây: