Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm tắc tia sữa: Hiểu đúng để không còn lo lắng

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến với các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ.

Viêm tắc tia sữa: Hiểu đúng để không còn lo lắng

Ngày nay, kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ được phổ cập cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật điều trị đã làm cho viêm tắc tia sữa thật sự không còn là nỗi ám ảnh với nhiều người.

Viêm tắc tia sữa là gì?

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lòng ống dẫn bị hẹp bít lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Huê, chuyên khoa II sản phụ khoa, cho biết: “Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bị tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa”.

Viem tac tia sua: Hieu dung de khong con lo lang hinh anh 1

Điều trị tắc tia sữa bằng sóng siêu âm đa tần. Ảnh: M.T

Nguyên nhân của viêm tắc tia sữa

Theo bác sĩ Huê, viêm tắc tia sữa có rất nhiều nguyên nhân như người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên, cho con bú khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.

Những sản phụ có đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn nứt đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới động tác mút sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đó, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tắc tuyến sữa.

Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.”

Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tia sữa

Bác sĩ Huê chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tắc tia sữa như sau:

- Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít.

- Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau vú tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

- Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.

Khi có các dấu hiệu trên, các sản phụ cần được thăm khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và tiến hành phương pháp điều trị cho phù hợp. Các sản phụ cũng được khuyên tránh tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hoặc trì hoãn việc điều trị.

Dự phòng và điều trị

Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng, chị em cần phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày.

Người mẹ cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là đủ, bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần vắt sữa ra ngoài. 

Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô.

Khi các phương pháp dự phòng thất bại, sản phụ cần được điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp mới được áp dụng trong điều trị viêm tắc tia sữa là sử dụng các tác nhân vật lý như sóng siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh tuỳ vào tình trạng) và massage trị liệu kết hợp máy hút sữa chuyên dụng.

Theo chuyên viên vật lý trị liệu Lê Thị Lệ Thuỷ, Bình Dương, trước đây, việc điều trị viêm tắc tia sữa chủ yếu bằng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa, đôi khi sau điều trị sản phụ cũng không còn khả năng tiết sữa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng ngừa và điều trị tắc tia sữa

Minh Trường - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm