Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm ruột thừa và phẫu thuật cắt ruột thừa: những điều cần biết

Phẫu thuật cắt ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa để loại bỏ ruột thừa bị viêm hoặc nhiễm khuẩn, một tình trạng được gọi là viêm ruột thừa. Không phẫu thuật, ruột thừa có thể vỡ, làm tràn dịch nhiễm trùng vào dòng máu và ổ bụng, có thể đe dọa tính mạng.

Viêm ruột thừa và phẫu thuật cắt ruột thừa: những điều cần biết

Không có điều trị thay thế; phẫu thuật được xem là con đường duy nhất để điêu trị viêm ruột thừa, mặc dù một số phòng thí nghiệm đang nghiên cứu để điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh.

Trước phẫu thuật: chẩn đoán viêm ruột thừa

Một khi chẩn đoán viêm ruột thừa được đưa ra, thường với công thức máu và chụp CT, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết cho bạn, bao gồm mô tả cuộc mổ, nguy cơ của phẫu thuật và hồi phục sau mổ. Nhân viên y tế cũng sẽ tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch và cạo lông ở bụng với bệnh nhân nam để rạch da tốt hơn.

Nếu bệnh nhân bị nôn và buồn nôn, thường gặp ở viêm ruột thừa, sẽ được uống thuốc để điều trị triệu chứng. Thuốc giảm đau cũng được cho uống, cùng với dịch tĩnh mạch nếu bệnh nhân mất nước. Kháng sinh có thể được dùng trước phẫu thuật hoặc bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật xong.

Bệnh nhân sẽ được chuyển vào phòng mổ và nằm trên bàn mổ, nơi nhân viên y tế sẽ chuẩn bị da bệnh nhân để phẫu thuật. Da được sát khuẩn giúp tránh nhiễm trùng vùng rạch. Một khi da được chuẩn bị xong, nhân viên y tế sẽ phủ toan vô khuẩn để giữ vùng này sạch nhất có thể trong quá trình mổ.

Gây mê

Bác sĩ gây mê sẽ bắt đầu cuộc mổ bằng việc đưa thuốc an thần bằng đường tĩnh mạch để giúp bệnh nhân thư giãn. Một khi bệnh nhân đã thư giãn, ống thở được đặt vào miệng qua khí quản trước khi kết nối với máy thở.

Ống thở rất cần thiết vì gây mê toàn thể có thể dẫn đến liệt, ngoài việc làm người bệnh bất tỉnh. Trong khi bị tê liệt, bệnh nhân không thể tự thở mà không được hỗ trợ từ máy thở

Một khi gây mê có tác dụng, bác sĩ có thể bắt đầu đường rạch.Trong khi mổ, bệnh nhân được theo dõi sát sao bởi bác sĩ gây mê, với các dấu hiệu sinh tồn được đánh giá trong suốt cuộc mổ và thuốc cần thiết được sử dụng

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Trong mổ ruột thừa truyền thống hoặc mổ mở, một đường rạch 9-10 cm được tạo ra vùng bụng dưới bên phải, vị trí trên xương hông vài cm. Đường rạch mở cả da và chia tách cơ thành bụng, cho phép bác sĩ nhìn thấy ruột thừa và kéo nó ra gần bề mặt hơn để đánh giá.

Một khi ruột thừa được xác định, nó được cắt khỏi mô xung quanh, bao gồm ruột non, mô nhiễm khuẩn được cắt bỏ. Lỗ mở xuất hiện sau khi cắt ruột thừa được đóng lại bằng ghim dập hoặc khâu lại.

Ruột thừa và mô xung quanh được quan sát kĩ hơn để đảm bảo nhiễm khuẩn khu trú ở mô đã được cắt bỏ. Nếu cần thiết, phẫu thuật viên có thể sử dụng dịch vô khuẩn để rửa vùng này và hút mủ. Nếu mô xung quanh bình thường, bác sĩ có thể bắt đầu đóng vết rạch bằng khâu lớp cơ đầu tiên sau đó đóng da bằng chỉ hoặc ghim dập.

Vết rạch được phủ bởi băng vô khuẩn để bảo vệ da và tránh nhiếm khuẩn. Phẫu thuật từ khi bắt đầu gây mê đến khi băng lại kéo dài không đến một giờ nếu không có biến chứng.

Cắt ruột thừa qua nội soi thành bụng

Phẫu thuật nội soi ruột thừa tương tự như mổ mở nhưng khác nhau ở điểm: thay vì rạch đường dài 9-10 cm, chỉ có vài vết rạch khoảng 1.5 cm được tạo ra. Thông qua những lỗ rạch nhỏ,  bác sĩ sẽ đưa một camera qua một lỗ nhỏ và đưa các dụng cụ phẫu thuật nhỏ 1 hoặc 2 lỗ nhỏ khác. Bác sĩ sau đó nhìn vào video thông qua camera.

Bác sĩ xác định ruột thừa và tách nó ra khỏi mô xung quanh để cắt bỏ ruột thừa, tạo một đường khâu hoặc sử dụng ghim dập. Ruột thừa được đặt vào một túi vô khuẩn được đẩy qua vết rạch trước khi loại bỏ. Điều này để tránh mủ từ mô nhiễm khuẩn trong ruột thừa rò vào ổ bụng.

Ruột thừa và mô xung quanh được quan sát kĩ. Điều này để đảm bảo chỉ mô lành ở lại và đảm bảo đường khâu là hoàn hảo. Nếu cần thiết, ví dụ trong trường hợp ruột thừa vỡ, bác sĩ sẽ sử dụng dịch vô khuẩn để rửa vùng nhiễm khuẩn và sau đó hút mô nhiễm khuẩn.

Sau đó nếu mô xung quanh khỏe mạnh, bác sĩ có thể đóng vết rạch, thường là bằng  những miếng băng nhỏ để bảo vệ da và tránh nhiễm khuẩn.

Cả quá trình phẫu thuật, nếu không có biến chứng sẽ kéo dài 45-60 phút.

Hồi phục sau phẫu thuật

Một khi vết mổ được khâu lại, gây mê sẽ dừng lại cho phép bệnh nhân từ từ tỉnh lại và ống thở được tháo ra. Bệnh nhân sẽ được chuyển đến khu chăm sóc sau gây mê để theo dõi. Bệnh nhân sẽ thấy lơ mơ sau đó tỉnh dần khi gây mê mất tác dụng hoàn toàn.

Trong pha đầu sau gây mê, dấu hiệu sinh tồn sẽ được theo dõi cẩn thận để tránh biến chứng và thuốc giảm đau được dùng nếu cần thiết. Một khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh, họ sẽ được chuyển vào phòng bệnh để hồi phục. Hầu hết bệnh nhân sẽ giảm đau đáng kể sau mổ, thậm chí đau từ vết mổ.

Ngày hôm sau bệnh nhân bắt đầu uống nước và sau đó là chế độ ăn lỏng. Ngồi ở mép giường và đi lại nhẹ nhàng vài lần trong ngày. Thuốc sẽ được dùng để giảm đau khi chuyển động.

Ra viện sau phẫu thuật

Hầu hết bệnh nhân được xuất viện trong vòng 24 giờ sau mổ để tiếp tục hồi phục sau mổ. Đường rạch thường đóng kín bằng băng keo cá nhân, khi bệnh nhân đi tắm và hoạt động hằng ngày lớp băng này sẽ dần dần bong ra. Vết khâu bên trong sẽ tự tan và không cần cắt.

Một số bệnh nhân cần thuốc giảm đau và hầu hết sẽ tiếp tục dùng kháng sinh trong 1 tuần. Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường trong vài tuần. Các hoạt động gắng sức có thể thực hiện sau  1-2 tuần, hoặc lâu hơn.

Thông tin thêm trong bài viết: 9 điều bạn cần biết về ruột thừa

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm