Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm đường tiết niệu có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó 70-75% trường hợp là do nhiễm khuẩn, vi khuẩn hay gặp nhất là E.coli – loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột. Vệ sinh không tốt chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang đường tiểu, gây viêm đường tiết niệu. Điều này đặc biệt đúng với nữ giới do phải sử dụng băng vệ sinh, cửa niệu mở thông và đường niệu ở nữ giới lại ngắn. Với nam giới, tuy vi khuẩn khó xâm nhập nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Mặt khác, với những người quan hệ tình dục không an toàn thì vi khuẩn lậu, giang mai… chính là thủ phạm gây viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác.
Ngoài ra, theo Đông y thì khi quá hàn hay quá nhiệt cũng là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu. Điều nay giải thích vì sao, vào mùa hè nóng hay mùa khô hanh thì tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn mọi mùa trong năm.
Triệu chứng vô cùng, biến chứng cũng không ít
Nhắc tới viêm đường tiết niệu, có lẽ tiểu buốt, tiểu rắt là những triệu chứng ám ảnh nhất.Cảm giác "buốt lên tận óc", khó chịu khổ sở mỗi khi đi tiểu khiến cho người bệnh chỉ muốn chữa càng nhanh càng tốt.Ngoài ra, những triệu chứng khác như sốt cao âm ỉ, tạo thành cơn và kéo dài trên 5 ngày, hay đau bụng phần dưới thắt lưng, dưới rốn… cũng là những dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm đường tiết niệu. Đối với trường hợp nặng, sẽ xuất hiện tiểu ra mủ do viêm nhiễm quá nặng và tiểu ra máu do bề mặt niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương.
Do viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng bất ngờ nên theo các chuyên gia y tế, cần điều trị bệnh trong vòng 24 giờ khi các triệu chứng xuất hiện bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ sản sinh rất nhanh, xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, và gây những hậu quả nặng nề.
Kháng sinh liệu đã đủ?
Hiện nay, điều trị viêm đường tiết niệu hầu như mọi người đều nghĩ đến kháng sinh. Tuy nhiên, do chỉ có 70-75% nguyên nhân viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn, nên kháng sinh sẽ không thể giải quyết được 100% nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, thói quen sử dụng kháng sinh không đủ liều, thấy đỡ là không uống tiếp cũng chính là nguyên nhân gây tái phát bệnh. Khi đó, vòng luẩn quẩn: viêm đường tiết niệu – kháng sinh – viêm đường tiết niệu – kháng sinh nặng hơn- viêm đường tiết niệu…. sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng tới các cân bằng khác trong cơ thể.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.