Thậm chí ở dạng tổng hợp, nó còn độc hơn ma túy thông thường tới hàng trăm lần.
Lá khát là gì?
Theo BBC, tại Anh lá khát được xếp vào nhóm thuốc gây nghiện cấp C (Class C drug), có nguồn gốc từ Đông Phi và bán đảo Ảrập. Gọi theo tiếng Việt là lá khát, còn theo tiếng Anh Catha edulis cathinone, cathine, Catha Edulis Forsk, Catha edulis, Cathaedulis, gọi dân dã là qat, quat, kaht, caat, kat, kot, khot. Đây là lá loại cây mọc theo bụi ở nhiều nước châu Phi dùng cho mục đích giải trí, nhai như trầu. Đôi khi, nó còn được dùng ở dạng khô, pha chế nước uống giống như uống chè. Thành phần gây kích thích trong lá khát là hai chất cathinone và cathine. Gần 30% số bé gái vị thành niên, và trên 70% nhóm vị thành niên ở Đông Ethiopia có thói quen nhai lá khát. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), có tới 73% phụ nữ Yemen có thói quen dùng loại lá này. Đối với người Ảrập, lá khát được xem là “chè Ảrập”, nhiều người nghiện nặng không bỏ được bởi họ xem là vô hại không khác gì chè hay cà phê.
Một trong những lý do lá khát phổ biến là tính gây nghiện, đồng thời là thứ hàng mang lại siêu lợi nhuận. Theo BBC, riêng châu Phi có khoảng trên 20 triệu người là “đồ đệ” của lá khát và khoảng 500.000 nông dân tại vùng Sừng châu Phi và bán đảo Ảrập sống nhờ loại cây này. Trên thị trường tự do châu Phi, giá lá khát giao động từ 1 - 20 USD một bó 1kg (khoảng 22.000 - 220.000), tùy theo chất lượng, nếu là lá tươi thì đắt hơn. Chính điều này ở Âu Mỹ người ta xếp lá khát vào danh mục ma túy “dạng rau” cực kỳ nguy hiểm. Việc sử dụng đơn giản, nhai tươi, cuốn thành thuốc hút nếu ở dạng khô hoặc pha uống hoặc làm gia vị rắc vào thức ăn. Nhiều phụ nữ châu Phi còn có quan niệm nhai lá khát giúp họ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt đàn ông.
Lá khát được người dân châu Phi dùng phổ biến như rau
Theo Hội đồng tư vấn về lạm dụng ma túy (ACMD) của Anh, khoảng 2.560 tấn được nhập khẩu vào Anh mỗi năm, nhà nước thu được 2,5 triệu bảng tiền thuế cho nhóm sản phẩm này. Riêng doanh nghiệp có tên Mahat ở West London mỗi tuần nhập khoảng 7.000 thùng lá khát tươi từ Nairobi qua đường hàng không. “Lệnh cấm sử dụng lá khát làm cho hàng triệu người thất nghiệp, nhất là nông dân ở vùng Sừng châu Phi”, Mahat phàn nàn. Theo BBC, ước tính mỗi năm các nước châu Phi thu về khoảng 15 triệu bảng Anh tiền xuất khẩu lá khát sang Anh. Một bó lá khát ở Anh giá 3 bảng (tương đương 85.000 VNĐ), còn ở Mỹ giá này cao gấp 10 lần ở Anh.
Tác hại của lá khát đối với con người
Sở dĩ lá khát được nhiều người nghiện vì nó tạo cảm giác lâng lâng, hưng phấn do có chứa hai thành phần gây nghiện như đề cập ở trên. Các thành phần này có tác dụng nhanh hơn so amphetamine nên mức độ cũng nguy hiểm hơn ma túy đá gấp nhiều lần. Nếu dùng lá khát tươi thì thành phần cathinone đạt mức cao nhất. Năm 1993, Mỹ xếp cathinone thuộc nhóm thuốc gây nghiện I, có thể phân hủy trong vòng 48 tiếng sau khi dùng. Tại Anh, lá khát bị cấm kể từ ngày 24/6/2014.
Lá khát được thương phẩm dưới nhiều dạng khác nhau
So với lá tươi hoặc khô, khi được tinh chế từ cathinone, lá khát tạo ra sản phẩm nguy hiểm hơn cả heroin, nó có thể tạo ra loại ma túy có tên flakka, dạng tinh thể muối, màu trắng hay hồng nhạt, có mùi hôi nhưng lại gây nghiện cao, tác động rất mạnh tới hệ thần kinh, gây kích thích, tạo ảo giác nên rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Flakka được dân nghiện gọi bằng tiếng lóng “muối tắm”, nó không liên quan đến muối tắm có chứa khoáng chất thường dùng để làm đẹp da. Đây là dẫn xuất đi từ cathinone của lá khát, pha trộn giữa cocain và hàng đá, nên mức độ nguy hại, tàn phá cơ thể gấp nhiều lần ma túy thông thường. Vì vậy, khi đã nghiện thì việc cai sẽ khó khăn hơn so với người dùng ma túy truyền thống. Cathinone gây ra những phản ứng tiêu cực như phấn khích, tỉnh táo, nói nhiều, chán ăn, nếu lạm dụng có thể dẫn đến mất ngủ, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm... Nếu lạm dụng sẽ dẫn đến phân hủy của các tế bào cơ xương và suy thận. Nhiễm độc cathinone tổng hợp khi quá liều gây nguy hiểm không khác gì heroin hoặc các loại ma túy đá. Ngoài ra, nó có liên quan với nguy cơ gia tăng các biến chứng về y học, như tăng bệnh nha khoa và ung thư miệng, bệnh tim mạch, gan, và giảm sự thèm ăn, tăng chứng trầm cảm, thay đổi tâm trạng. Có tới 40% người sử dụng lá khát phát triển chứng nghiện và lệ thuộc. Phụ nữ mắc chứng nghiện lá khát cao hơn nam giới. Theo số liệu cửa Cơ quan y tế công cộng Anh (NHS), mỗi năm tại quốc gia này, có khoảng 112 người phải đi cai nghiện liên quan đến lá khát trước khi bị cấm hồi cuối tháng 6/2014.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 1, Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 2
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.