Theo số liệu của Cơ quan Y tế Mỹ, cứ 40 giây có 1 người Mỹ bị đột quỵ. Mặc dù số người tử vong vì đột quỵ ở Mỹ và các nước phát triển thấp nhưng vẫn đứng hàng thứ 5 trong số các trường hợp tử vong tại Mỹ (theo số liệu năm 2013). Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng lên.
Những người từ 18-50 tuổi đột quỵ chỉ chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ ở Mỹ, nhưng con số này tăng lên ở Pháp, Na Uy. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do béo phì, cholesterol cao hay bệnh tăng huyết áp – một trong những căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nay cũng đang trẻ hóa. GS. Mary George của CDC cho rằng tình trạng này có thể thay đổi được nếu người trẻ nhận biết được và có ý thức thay đổi lối sống của mình.
Thiếu máu cục bộ gây đột quỵ ở người trẻ
Theo các nghiên cứu và phân tích hồ sơ bệnh án tại Mỹ, George và các cộng sự nhận thấy có một sự gia tăng đáng kể các trường hợp đột quỵ là người trẻ. Trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến nhất. Thiếu máu cục bộ xảy ra khi có sự tắc nghẽn hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu lên não. Đột quỵ do xuất huyết ít hơn so với đột quỵ có nguyên nhân thiếu máu cục bộ. Xuất huyết thường xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ.
Qua nghiên cứu các trường hợp đột quỵ xảy ra trong thời gian từ 1999 – 2005 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, số người trẻ mắc đột quỵ gia tăng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cho rằng kết luận này chưa có nhiều tính thuyết phục bởi theo nhà thần kinh học của Đại học Columbia Mitchell Elkind cho biết, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà khả năng chẩn đoán đột quỵ và đột quỵ sớm tăng lên, chứ không phải có sự gia tăng các trường hợp đột quỵ. Ngày nay nhờ kỹ thuật hình ảnh như cộng hưởng từ, MRT phát triển, các bác sĩ có thêm nhiều bằng chứng để khẳng định bệnh nhân đột quỵ hơn trong quá khứ. Trước đây đột quỵ có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh đau nửa đầu hoặc động kinh.
Một nhóm các nhà thần kinh học tại Đại học California, San Francisco, đứng đầu là GS Heather Fulllertonđang tiến hành một nghiên cứu về nguy cơ xảy ra đột quỵ ở những người trẻ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Mặc dù chưa đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, những yếu tố này không phải là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở trẻ em, nhưng chắc chắn nó đang góp phần tạo nên những cơn đột quỵ cho người trẻ từ 30-40 tuổi. Điều này cho thấy, nếu một người mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì càng trẻ càng phải kiểm soát bệnh nhiều hơn để tránh bị đột quỵ về sau. Bởi những yếu tố này thường xuất hiện nhiều năm trước khi bệnh nhân bị đột quỵ.
Chế độ ăn, lối sống, dùng thuốc là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ
Theo các nghiên cứu được công bố, chế độ ăn uống nghèo nàn, mất cân bằng dinh dưỡng, lối sống ít vận động gây ra chứng thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu là những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc về thần kinh như methamphetamine, các loại chất gây nghiện, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu ... cũng góp phần tạo nên những cơn đột quỵ. Đó là do các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương làm tăng huyết áp, tạo cơ hội xuất hiện những xơ vữa động mạch gây nên thiếu máu cục bộ làm người bệnh đột quỵ. Việc hồi phục sau đột quỵ của người trẻ cũng khác so với người lớn tuổi. Người trẻ thường phục hồi tốt hơn trong dài hạn, nhưng có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn trong ngắn hạn.
Bên cạnh các yếu tố lối sống, chế độ ăn uống, dùng thuốc có một số yếu tố mà hiện nay khoa học vẫn chưa thể giải thích được. Đó là đột quỵ có tính di truyền, địa lý hoặc do các yếu tố kinh tế xã hội. Người ta đã xác định rằng người Mỹ gốc Phi có nguy cơ chết vì đột quỵ gấp đôi người da trắng. Hay những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có tỷ lệ đột quỵ cao hơn. Ngay cả địa lý cũng đóng vai trò trong xác định khu vực có nhiều người đột quỵ, như ở Đông Nam nước Mỹ được coi là “vành đai của bệnh đột quỵ” bởi ở đây số người bị đột quỵ cao hơn hẳn so với các khu vực khác của đất nước. Một trong những lý do kinh tế xã hội tác động lên tỷ lệ người đột quỵ là do người dân trì hoãn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phát hiện sớm bệnh, không lựa chọn các thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe vì yếu tố tài chính...
Mặc dù còn nhiều nguyên nhân chưa được làm sáng tỏ, nhưng các nhà nghiên cứu của CDC cho rằng đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt với người trẻ tuổi, nhưng đây là căn bệnh đa phần có thể phòng ngừa được. Những người trẻ cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, không hút thuốc, lạm dụng bia rượu, theo dõi huyết áp và dùng thuốc đúng cách có thể giảm nguy cơ đột quỵ hoàn toàn.
Các biểu hiện đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ
Thường là những cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Khi có cơn thiếu máu cục bộ bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
-Rối loạn chức năng vận động, yếu một bên cơ thể, không thể vận động bàn tay, ngón tay hoặc chân, không thể đi bộ, nặng bệnh nhân sẽ liệt nửa người.
-Rối loạn ngôn ngữ, nói méo giọng, ngọng, lưỡi tê, nói không rõ ràng.
-Nhìn mờ 1 bên mắt trong vài giây hoặc vài phút.
-Chóng mặt, nhức đầu, không có sự phối hợp vận động.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.