Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân hiện tượng "mất trí nhớ" khi say rượu

Sau cuộc chè chén bù khú, nhiều người, đặc biệt là đàn ông, tỉnh dậy với cái đầu đau như búa bổ và không nhớ chuyện gì đã xảy ra với họ ngoài việc đang cạn ly cùng ai đó. Điều này đồng nghĩa, họ đã bị mất trí nhớ hoặc mất nhận thức tạm thời khi say xỉn.

Tuy nhiên, chính xác điều gì đã xảy ra với bộ não khi khổ chủ "gục ngã" vì rượu cồn? Dưới đây là lí giải của các chuyên gia:

Tác động với bộ não

Bất kỳ ai quen với các chầu nhậu túy lúy đều tự mình trải nghiệm hoặc chứng kiến ai đó mất trí nhớ tạm thời sau khi tỉnh rượu (blackout). Dẫu vậy, không phải tất cả những lần mất trí nhớ tạm thời như trên đều như nhau, mà được chia thành 2 loại "từng phần" và "toàn bộ".

Trong đó, mất trí nhớ từng phần, đôi khi còn được gọi là "mất tập trung", khiến người say không nhớ nổi các sự kiện trong những khoảng thời gian ngắn, nhưng họ thường có thể khôi phục ký ức về chúng nếu được gợi nhắc lại. Ngược lại, dạng mất trí nhớ toàn bộ liên quan đến việc không có ký ức về các sự kiện trong những khoảng thời gian dài hơn và "khổ chủ" cũng không thể nhớ ra chúng dù được gợi nhắc lại.

Cả 2 dạng mất trí nhớ như trên được tin là bắt nguồn từ cùng một nguyên nhân: sự rối loạn hóa học và sinh lý học thần kinh ở vùng đồi hải mã, một vùng não gắn liền với sự hình thành trí nhớ. Chất rượu cồn đã gây nhiễu loạn hoạt động truyền tải glutamate (hóa chất chuyên chở tín hiệu giữa các tế bào thần kinh) của các cảm thụ quan trong vùng đồi hải mã. Trong quá trình can thiệp này, rượu cồn ngăn cản một số cảm thụ quan hoạt động, đồng thời kích hoạt những cảm thụ quan khác.

Rượu cồn đã gây rối loạn hóa học và sinh lý học thần kinh ở vùng đồi hải mã của bộ não (màu xanh trong ảnh).

Quá trình này khiến các tế bào thần kinh tạo ra các steroid, về sau sẽ ngăn cản chúng thông tin liên lạc với nhau một cách thích hợp, dẫn đến hủy hoại tiềm lực dài hạn (LTP), một quá trình được tin là thiết yếu cho sự học hỏi và ghi nhớ.

Nói một cách đơn giản hơn, ảnh hưởng trên tương tự như chứng quên thuận chiều (anterograde amnesia), trong đó bệnh nhân quên là do bộ não của họ mất khả năng ghi nhận, tạo ra các ký ức mới. Những người mất trí nhớ tạm thời do say xỉn vẫn có thể tham gia các cuộc bàn luận sôi nổi hoặc thậm chí gửi thư điện tử vào đêm muộn cho sếp cũ, nhưng cái họ không thể làm là tạo ra ký ức về các hoạt động đó.

Tất nhiên, việc mất trí nhớ tạm thời do say xỉn có xu hướng ám chỉ tình trạng say nghiêm trọng và trong khoảng thời gian đó, người say không có phán đoán tốt nhất, gia tăng nguy cơ thực hiện các hành vi nguy hiểm chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn hoặc mất tỉnh táo khi lái xe.

Có thể phòng tránh chứng mất trí nhớ tạm thời do say xỉn?

Tương tự như với nhiều vấn đề khác có liên quan đến uống rượu bia, chúng ta có thể giảm và thậm chí phòng tránh được hiện tượng mất trí nhớ tạm thời do say xỉn nhờ chiếc dạ dày no căng. Không ăn gì sẽ khiến nồng độ cồn trong máu của chúng ta tăng nhanh hơn nhiều.

Uống ít hơn và chậm hơn cũng rất có ích. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thủ phạm chính khiến người say không còn nhớ gì sau đó là việc thu nạp quá nhanh và quá nhiều lượng cồn vào máu.

So với đàn ông, phụ nữ khó phòng tránh hiện tượng mất trí nhớ tạm thời do say xỉn hơn. Điều này là vì, lượng cồn trong máu của họ tăng nhanh hơn của đàn ông. Ngoài xu hướng có ít nước hơn trong cơ thể để phân tán rượu cồn, họ cũng có ít lượng enzym phá vỡ rượu cồn trong dạ dày hơn so với cánh mày râu.

Các chuyên gia cũng ghi nhận, mọi người dễ bị mất trí nhớ vì say xỉn hơn khi từng trải nghiệm tình trạng này, nên mọi người được khuyên ngừng "nhậu" túy lúy một thời gian sau khi bị mất trí nhớ vì say xỉn. Tuy nhiên, về cơ bản, cách tốt nhất để tránh hoàn toàn tình trạng này là không uống rượu bia quá nhiều hoặc ít nhất là uống chậm rãi hơn.

Mất trí nhớ do say xỉn là dầu hiệu của chứng nghiện rượu?

E. M. Jellinek, chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu lớn đầu tiên về hiện tượng mất trí nhớ do say xỉn vào những năm 1940, tin rằng, tình trạng này là một dấu hiệu chắc chắn về sự nghiện ngập. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây hơn chỉ ra rằng, quan điểm này dường như không đúng. Những người đôi khi quá chén cũng có nguy cơ trải nghiệm tình trạng mất trí nhớ do say xỉn như những người "nát rượu" hay uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.

Về cơ bản, chứng mất trí nhớ do say xỉn do sự tăng đột ngột nồng độ cồn trong máu, mặc dù các nhà nghiên cứu cũng phát hiện bằng chứng hé lộ, một số người dường như có "tố chất di truyền" dễ lâm vào tình trạng này.

Ngoài ra, việc mất trí nhớ thường xuyên do say xỉn không nên bị coi nhẹ. Ngoài việc có thể khiến chủ nhân dính líu đến các hành vi đáng ngờ, có thể khiến họ hối tiếc khi nhớ ra, bất kỳ khi nào họ thay đổi chức năng cơ bản của bộ não theo cách như vậy cũng khiến họ dễ bị các tổn hại dài hạn.

Theo Vietnamnet, Gizmodo, Live Science
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm