Hãy đưa tôi danh sách của bạn!
Bệnh nhân thường thích mang theo một danh sách liệt kê các vấn đề của họ. Kỷ lục của tôi về danh sách dài nhất là 9 mục. Tôi vẫn còn giữ nó làm kỷ niệm. Nhưng tôi biết có đồng nghiệp của tôi đã vượt qua rào cản là 10 mục.
Tôi cũng có những danh sách. Nhưng danh sách của tôi thường là cho một ngày làm việc, hoặc cho một lần đi chợ.
Làm thế nào mà ai đó lại nghĩ rằng tôi có thể giải quyết được 9 vấn đề sức khỏe khác nhau trong một cuộc hẹn mười phút?
Nhiều danh sách rõ ràng là muốn liều thử vận may. Ví dụ một danh sách mới đây của bệnh nhân đưa cho tôi ghi: 1. Dừng HRT? 2. Kiểm tra thuốc hít hen suyễn. 3. Kiểm tra tai . 4. Kiểm tra nốt ruồi. 5. Hỏi về bệnh trầm cảm của con trai. 6. Kiểm tra huyết áp.
Tuy nhiên, danh sách các triệu chứng có thể vô cùng hữu ích cho bác sĩ. Chúng có thể ngay lập tức báo hiệu mô hình bệnh .
Ví dụ, cảm giác khát, giảm cân và đi tiểu nhiều là bệnh tiểu đường, trừ khi được chứng minh là bệnh khác.
Quy tắc vàng là khi bệnh nhân đã có sẵn danh sách trong tay thì hãy đưa cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Từ đó người bệnh và bác sĩ có thể có một cuộc thảo luận hữu ích để ưu tiên những gì có thể làm được trong mười phút.
Bệnh nhân không phải lúc nào cũng muốn giao cho bác sĩ danh sách của mình. Họ giữ chúng khư khư. Trong đào tạo bác sĩ, chúng tôi được tập những cách lịch sự để khai thác danh sách này từ họ.
Vì vậy, hãy làm cho cuộc sống dễ dàng hơn cho cả hai chúng ta và giao danh sách của bạn cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đối với bác sĩ, việc biết vấn đề đã xảy ra bao lâu cũng rất quan trọng. Đau ngực kéo dài hai tiếng đồng hồ khiến tôi lo về một cơn đau tim hơn là đau ngực chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chừng một vài giây .
Nhưng có thể rất khó tìm ra chính xác vấn đề đã kéo dài bao lâu. Bệnh nhân thường không chuẩn bị sẵn câu trả lời theo cách đó.
Một số thì vô cùng mơ hồ (“Ồ, cũng khá lâu rồi”). Hoặc tôi phải lắng nghe quá trình suy nghĩ của bệnh nhân, trong đó họ thường lập bản đồ các triệu chứng theo những sự kiện trong cuộc sống đáng nhớ và có ý nghĩa riêng với họ ("Vâng, nó xảy ra trước khi tôi đi chơi golf hôm thứ Ba tuần trước - hay là hôm thứ Tư nhỉ? Mà có lẽ thực sự là sau bữa trà”).
Tôi không nói là bạn béo, nhưng...
Nhưng bằng chứng rõ ràng cho thấy việc bảo người khác phải làm gì hiếm khi có tác dụng. Nếu bạn có con ở tuổi lên ba hoặc ở tuổi vị thành niên thì bạn sẽ hiểu điều này.
Gần đây, tôi hay hỏi: "Ông/bà có nghĩ mình cần giảm cân không?” Một cách khác là: "Ông/bà nghĩ điều gì ngăn mình giảm cân?" hoặc "Trước đây điều gì có hiệu quả nhất với ông/bà?”
Nếu bạn muốn tạo động lực cho một ai đó, một câu hỏi kiểu "Mọi thứ sẽ thay đổi thế nào nếu bạn có thể giảm một vài kg?” nhiều khả năng sẽ hữu ích hơn là "Bạn thực sự cần phải giảm cân đấy, bạn biết không”.
Mọi người cũng hay nói rằng các bác sĩ nên thực hành những gì mà họ rao giảng - các bác sĩ không nên thừa cân. Nhưng chúng tôi là con người và có thể sai lầm như mọi người khác, và trên thực tế, là một bác sĩ tuổi trung niên, tôi khá thông cảm với những bệnh nhân đang rất vất vả để giảm cân.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi thỏa hiệp - tôi rất rõ ràng về những nguy cơ mà bệnh nhân gặp phải do thừa cân và những lợi ích khi giảm được mọt vài cân. Mà điều đó có nghĩa là tôi thực sự hiểu những thách thức.
Tôi cố gắng vận động và, vài tháng một lần, tôi sẽ thử một kiểu ăn ít nào đó (chế độ ăn 5:2, chế độ ăn súp bắp cải; nhóm theo dõi cân nặng và đồ uống ăn kiêng có thương hiệu. Tất cả đều có tác dụng – ít hoặc nhiều.
Những thuốc ưa thích
Tôi có chừng 20 thuốc ưa thích hàng đầu - hay “đội hình thuốc” được chọn - để kê đơn trong hầu hết số lần.
Ví dụ, một hai thuốc kháng sinh phổ rộng, một số thuốc kháng sinh đặc trị, một vài thuốc hạ huyết áp cụ thể, một loại thuốc tránh thai yêu thích, một liệu pháp thay thế hoóc môn, một thuốc lợi tiểu quen thuộc, một số corticoid, kem bôi da và thuốc chống trầm cảm đầu bảng.
Nhược điểm của sự “thân mật” này là bác sĩ có thể khó chấp nhận những thuốc được khuyến nghị mới nhất nhưng không quen thuộc. Nó giống như phản bội người yêu vậy.
Tình yêu nở hoa với những câu chuyện thành công của bệnh nhân, ngay cả khi ban đầu thuốc bị bác sĩ xem là có nhiều điểm yếu. Chúng tôi cảm thấy an toàn theo cách này: chúng tôi biết rõ đang cho bệnh nhân dùng thứ gì.
Tại sao bạn không đi khám sớm hơn?
Một trong những bí ẩn nhất đối với các bác sĩ là lý do tại sao một số bệnh nhân liên tục đi gặp bác sĩ với những lời than vãn hết sức tầm thường, trong khi những người khác nhẫn nhịn ngồi nhà ngay cả khi bị đau ngực, kiên quyết không làm phiền các bác sĩ.
Tình trạng này lần đầu tiên xảy ra khi tôi làm việc tại bệnh viện, tôi phải điều trị cho hai bệnh nhân nằm cạnh nhau.
Một bệnh nhân, một cô gái trẻ, luôn miệng rên rỉ về chỗ phát ban khó nhìn thấy. Trong khi bệnh nhân kia, một công nhân, lại nghĩ rằng tôi đã phản ứng thái quá khi đề nghị nên cố gắng khâu lại ngón tay của ông, vốn đã bị máy cắt đứt.
Hơn 20 năm sau, tôi vẫn luôn ngạc nhiên bởi cách một số người hoàn toàn không nghi ngờ về những dấu hiệu đáng báo động nhất.
Ví dụ, liệt nửa người được bệnh nhân đổ cho vết thương nhỏ ở cánh tay, chứ không phải đột quỵ. Hoặc đau ngực nghiêm trọng kéo dài do tim được đổ tại chứng khó tiêu.Rất nhiều trường hợp ung thư lan rộng, thậm chí loét, được mô tả là “đau”.
Điều gì làm cho bệnh nhân cuối cùng miễn cưỡng quyết định đi gặp bác sĩ?
Năm 1973, nghiên cứu đã xác định 5 lý do chính: khủng hoảng cá nhân (ví dụ cái chết của người thân); cản trở các mối quan hệ ( "Tôi không thể chăm sóc con”); cản trở các hoạt động ("Tôi không thể thực hiện bài tập bình thường của mình”); đặt ra thời hạn (“Nếu đến thứ hai mà nó không đỡ thì tôi sẽ đi gặp bác sĩ”) và cuối cùng nhưng không kém quan trọng: áp lực từ người khác ("Vợ bảo tôi phải đi khám đi”).
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.