Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Về già dễ mất trí nếu thường xuyên bị tụt huyết áp

Không chỉ tăng huyết áp, mà ngay cả huyết áp thấp hay hạ huyết áp đột ngột cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ ở những người cao tuổi.

Về già dễ mất trí nếu thường xuyên bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ và ước tính đến năm 2030, con số dự báo sẽ tăng lên 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người.

Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính xác về số người sa sút trí tuệ, nhưng theo dự đoán của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, số lượng người dân có nguy cơ sa sút trí tuệ đang gia tăng hàng năm tỷ lệ thuận với số lượng người già nếu không có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Trong đó, Alzheimer là hình thức phổ biến nhất của chứng mất trí , hiện đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 ở Mỹ.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người trung tuổi, đã trải nghiệm qua những cơn tụt/hạ huyết áp đột ngột đều có thể có nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ và suy giảm nhận thức nghiêm trọng khi về già. Nghiên cứu được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học tới từ Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ).

Huyết áp thấp kinh niên có thể gây chóng mặt, mệt mỏi , buồn nôn, hoặc ngất xỉu. Hạ huyết áp đột ngột còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng hay hạ huyết áp tư thế và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng vì nó ngăn chặn lưu lượng máu cần thiết lên não bộ.

Trước đây, một nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhóm chuyên gia Arfan Ikram và Frank Wolters tới từ Trung tâm y tế Erasmus (Hà Lan) đã phân tích dữ liệu có được trong 24 năm từ hơn 6.000 người và thấy rằng những người hạ huyết áp tư thế đứng cảm thấy chóng mặt được gắn liền với một sự gia tăng 15% nguy cơ lâu dài của bệnh suy giảm trí nhớ, bao gồm cả Alzheimer.

Trong nghiên cứu mới do TS. Andreea Rawlings tới từ Khoa Dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg lần đầu tiên kiểm tra các mối tương quan lâu dài giữa các chứng bệnh này.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu lâm sàng từ nghiên cứu Rủi ro xơ vữa động mạch trong cộng đồng, trong đó thu thập thông tin trên 15.792 người tham gia có độ tuổi 45 - 64 từ năm 1987.

Từ 11.503 bệnh nhân không có tiền sử bệnh tim và đã đến thăm bệnh viện trong thời gian đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra huyết áp của các bệnh nhân sau khi họ nằm xuống trong khoảng 20 phút.

Các nhà nghiên cứu xác định hạ huyết áp là khi đo huyết áp cho ra kết quả: Huyết áp tâm thu tụt >20mmHg và huyết áp tâm trương tụt >10mmHg.

Họ thấy rằng: Khoảng 6% (703 người) đáp ứng các tiêu chí này.

Nhóm nghiên cứu lâm sàng theo dõi sát những người này trong khoảng 2 thập kỷ sau hoặc dài hơn và phát hiện ra rằng: Những người bị tụt huyết áp đột ngột trong lần khám đầu tiên có nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ cao hơn 40% so với người không bị tụt huyết áp. Bệnh nhân bị tụt huyết áp đột ngột cũng bị suy giảm nhận thức nhiều hơn 15%.

Vì đây là một nghiên cứu quan sát, nên các nhà nghiên cứu không thể thiết lập quan hệ nhân quả, mà chỉ cho hay tụt huyết áp đột ngột có thể chịu trách nhiệm cho sự suy giảm nhận thức. Sự giảm lưu lượng máu đến não có thể đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Và sẽ cần nhiều nghiên cứu nữa để làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa hạ huyết áp và chứng mất trí nhớ.

Mặc dù hầu hết bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ không bị hạ huyết áp đột ngột, nhưng nghiên cứu này vẫn rất có ý nghĩa. Nó cho thấy rằng việc điều trị huyết áp thấp có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh suy giảm nhớ sau này.

Việc điều trị huyết áp thấp thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, dùng thuốc.

Biết Tuốt - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

Xem thêm