Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một loại ung thư hiếm gặp xảy ra ở tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở nhiều vị trí xung quanh cổ, mặt, hàm và miệng. Khối u ung thư có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong số các vị trí trên, khối u lành tính cũng vậy

Tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt là tên gọi của nhiều loại ống, tuyến có nhiệm vụ mang nước bọt đến miệng, cổ và các xoang. Nước bọt sẽ giúp niêm mạc miệng và các xoang luôn ẩm ướt. Nước bọt là một dịch lỏng, trong chứa rất nhiều enzyme giúp bạn phân huỷ thức ăn. Nước bọt cũng có chứa các loại kháng thể và các chất khác giúp bảo vệ miệng và họng khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi các tế bào bất thường hình thành ở các mô trong tuyến nước bọt hoặc hình thành ở các ống nối giữa các tuyến nước bọt.

Tuyến nước bọt bao gồm 2 loại là tuyến nước bọt chính và tuyến nước bọt nhỏ

Tuyến nước bọt chính được chia thành 3 loại:

  • Tuyến mang tai: đây là tuyến nước bọt lớn nhất và nằm phía trước tai. Gần 80% khối u tuyến nước bọt là ở tuyến mang tai nhưng đa số lại là lành tính, chỉ có 20-25% là ác tính (ung thư).
  • Tuyến dưới lưỡi: đây là tuyến nước bọt chính nhỏ nhất, nằm ở dưới khoang miệng và cạnh lưỡi. Khối u ở tuyến dưới lưỡi rất hiếm gặp mặc dù nguy cơ khối u ở vị trí này là ác tính lên đến 40%
  • Tuyến dưới hàm: nằm ở phía dưới hàm, có chức năng vận chuyển nước bọt đến vùng dưới lưỡi. Khoảng 10-20% khối u tuyến nước bọt sẽ phát triển ở tuyến dưới lưỡi và khoảng 90% trong số này là u ác tính.

Ngoài 3 tuyến nước bọt chính, còn vô số các tuyến nước bọt nhỏ nằm ở niêm mạc môi, vòm họng và lưỡi, trong má, mũi và các xoang. Khối u phát triển tại các tuyến nước bọt nhỏ này thường rất hiếm gặp, tuy nhiên, nếu có, thì nguy cơ ung thư sẽ cao hơn. Vòm họng là vị trí phổ biến nhất.

 

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt.

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có tuyến nước bọt, tuy nhiên các vị trí khác nhau vẫn thường cho các dấu hiệu giống nhau, cụ thể:

  • Khối u phát triển ở bên trong miệng, hàm, má hoặc cổ
  • Bị loét ở trong miệng
  • Thường xuyên bị đau ở bên trong miệng, hàm, má, cổ hoặc tai
  • Một bên mặt thường sẽ bị sưng lên so với bên còn lại
  • Khó mở miệng rộng
  • Tê miệng, hàm
  • Yếu cơ ở một bên mặt
  • Khó nuốt (triệu chứng ở giai đoạn muộn)

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt

Cho đến nay, vẫn chưa rõ tại sao ung thư tuyến nước bọt phát triển. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển dạng ung thư hiếm gặp này. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi: người cao tuổi thường dễ phát triển ung thư tuyến nước bọt hơn, độ tuổi được chẩn đoán trung bình là 64
  • Giới: ung thư tuyến nước bọt phổ biến hơn ở nam giới
  • Phơi nhiễm với tia xạ: nếu bạn gần đây mới điều trị xạ trị vùng đầu hoặc cổ, nguy cơ ung thư tuyến nước bọt sẽ cao hơn. Cũng giống như vậy, những người phơi nhiễm với tia xạ tại nơi làm việc hoặc với các chất phóng xạ cũng sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Một số ngành nghề sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn: phục vụ bàn, dọn nhà, sửa chữa điện nước, thợ sơn nhà, thợ hàn,…
  • Dinh dưỡng kém cũng là một yếu tố nguy cơ của tình trạng ung thư tuyến nước bọt.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến nước bọt, nguy cơ của bạn có thể sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đa số những bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt đều không có tiền sử gia đình. Cũng nên lưu ý rằng, một khối u tuyến nước bọt lành tính ban đầu cũng có thể sẽ phát triển thành khối u ác tính theo thời gian.

Các giai đoạn

Ung thư tuyến nước bọt được chia thành 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: khối u ở nguyên vị trí và chưa lan ra các mô bên cạnh, thông thường giai đoạn này tỷ lệ điều trị khỏi rất cao
  • Giai đoạn 1: khối u dưới 2cm và chưa lan ra các mô hoặc hạch bạch huyết bên cạnh
  • Giai đoạn 2: khối u lớn hơn 2cm nhưng nhỏ hơn 4cm, chưa lan
  • Giai đoạn 3: khối u trên 4cm và/hoặc đã lan ra các mô mềm hoặc hạch bạch huyết ở bên cạnh
  • Giai đoạn 4: khối u đã di căn đến các cơ quan khác

Điều trị

Ung thư tuyến nước bọt chỉ chiếm 6% trong tổng số các loại ung thư vùng đầu và cổ khác. Do vậy, bạn nên làm việc với một bác sĩ chuyên về ung thư vùng đầu cổ hoặc ung thư tuyến nước bọt. Điều trị thường dựa vào mức độ ung thư cũng như giai đoạn ung thư.

Ung thư mức độ nặng, phát triển nhanh sẽ cần phải điều trị tích cực hơn, bằng cả việc phẫu thuật và xạ trị, hoá trị. Ung thư mức độ nhẹ có thể không cần điều trị tích cực do tốc độ phát triển chậm. Phối hợp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: cắt bỏ khối u cùng với các mô, tuyến và hạch bạch huyết xung quanh
  • Xạ trị: để làm hẹp và tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hoá trị: ít được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến nước bọt.

Triển vọng

Triển vọng điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, vj trí ung thư, giai đoạn ung thư, tuổi, giới….Nhưng tỷ lệ sống khi bị ung thư nhìn chung là:

  • 94% với những dạng ung thư chưa di căn
  • 65% với ung thư đã di căn tới các mô và hạch bạch huyết xung quanh
  • 35% với ung thư đã di căn ra ngoài tuyến nước bọt

Kết luận

Nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào ở trong miệng, họng, hàm, ví dụ như khối u, sưng hoặc đau, hãy đi khám ngay lập tức. Chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị được dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về nước bọt 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm