Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ứng dụng của tế bào gốc trong y học tái tạo

Nghiên cứu tế bào gốc đưa y học tái tạo tiến những bước thần kỳ, nhưng nhiều ý tưởng và khái niệm hiện vẫn còn gây tranh cãi. Vậy tế bào gốc là gì và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?

Tế bào gốc là một loại tế bào có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác. Cơ thể con người đòi hỏi nhiều loại tế bào khác nhau để hoạt động, nhưng nó không tạo ra từng loại tế bào được hình thành đầy đủ và sẵn sàng để sử dụng. Thay vào đó, nó tạo ra các tế bào gốc. Tuy nhiên, tế bào gốc cần phải trở thành một loại tế bào cụ thể để có ích. Khi một tế bào gốc phân chia, các tế bào mới có thể trở thành một tế bào gốc khác hoặc một tế bào cụ thể, chẳng hạn như tế bào máu, tế bào não hoặc tế bào cơ... Các nhà khoa học gọi một tế bào gốc là một tế bào không phân biệt vì nó có thể trở thành bất kỳ tế bào nào. Ngược lại, một tế bào máu, chẳng hạn là một tế bào “biệt hóa ” bởi vì nó đã là một loại tế bào cụ thể.

Ứng dụng của tế bào gốc trong trị liệu

Nếu trái tim của ai đó chứa mô bị tổn thương, các bác sĩ có thể kích thích mô khỏe mạnh phát triển bằng cách cấy tế bào gốc phát triển trong phòng thí nghiệm vào tim của người đó. Điều này có thể khiến các mô tim tự làm mới. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Tim mạch Mỹ đã thử nghiệm phương pháp này. Kết quả cho thấy, giảm đến 40% kích thước mô tim bị sẹo do đau tim khi các bác sĩ cấy ghép tế bào gốc vào khu vực bị tổn thương. Loại sẹo này trước đây được coi là vĩnh viễn và không thể điều trị.

Một công trình nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2016 cho biết, các liệu pháp tế bào gốc có thể là cơ sở của việc điều trị bệnh tiểu đường được cá nhân hóa. Ở chuột được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sản xuất thành công các tế bào tiết insulin từ tế bào gốc có nguồn gốc từ da của những người bệnh đái tháo đường týp 1. GS. Jeffrey R. Millman, Đại học Y Washington là tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Về lý thuyết, nếu chúng ta có thể thay thế các tế bào bị tổn thương ở những người này bằng các tế bào beta tuyến tụy mới - có chức năng chính là lưu trữ và giải phóng insulin để kiểm soát đường huyết - bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ không còn cần tiêm insulin nữa”.

ung-dung-cua-te-bao-goc-trong-y-hoc-tai-tao-1

Hình ảnh một số tế bào gốc.

Tế bào gốc - Tiềm năng lớn trong việc phát triển các liệu pháp mới

Ứng dụng mạnh mẽ nhất của tế bào gốc là phát triển và thử nghiệm các loại thuốc mới. Loại tế bào gốc mà các nhà khoa học thường sử dụng cho mục đích này được gọi là tế bào gốc đa cảm ứng. Đây là những tế bào đã trải qua quá trình biệt hóa, nhưng các nhà khoa học đã “lập trình lại” về mặt di truyền để chúng có thể phân chia và trở thành bất kỳ tế bào nào. Theo cách này, chúng hoạt động như các tế bào gốc không phân biệt.

Các nhà khoa học có thể phát triển các tế bào biệt hóa từ các tế bào gốc đa năng này để giống với các tế bào ung thư. Tạo ra các tế bào này có nghĩa là các nhà khoa học có thể sử dụng chúng để thử nghiệm các loại thuốc chống ung thư.

Hiểu rõ hơn về các tế bào gốc có thể cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách làm thế nào một sinh vật phát triển từ một tế bào duy nhất và làm thế nào các tế bào khỏe mạnh có thể thay thế các tế bào khiếm khuyết ở người và động vật.

Vào tháng 6/2016, 2 nhà khoa học của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã tạo ra một vật liệu sinh học tổng hợp kích thích tế bào gốc có nguồn gốc từ răng người. Các nhà nghiên cứu tin rằng vật liệu này sẽ thay thế vật liệu trám, vì các tế bào gốc sẽ khiến răng bị tổn thương tự phục hồi.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi các liệu pháp tế bào gốc có thể trở thành một phần của y học thực hành nhưng không thể phủ nhận khoa học tế bào gốc đang tiến những bước tiến thần tốc.

Trong những năm gần đây, cung cấp phương pháp điều trị tế bào không còn trở nên xa lạ. Tuy nhiên, các liệu pháp tế bào gốc vẫn chủ yếu dựa trên lý thuyết chứ không dựa trên bằng chứng. Rất ít phương pháp điều trị tế bào gốc thậm chí đã đạt đến giai đoạn sớm nhất của một thử nghiệm lâm sàng. Các nhà khoa học đang thực hiện hầu hết các nghiên cứu hiện tại trên chuột hoặc đĩa petri. Mặc dù vậy, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng tiêm cho người bằng tế bào gốc của chính họ, miễn là các tế bào chỉ nhằm thực hiện chức năng bình thường của chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác động của 5G đến sức khỏe con người: công nghệ không dây liệu có an toàn không?

Nguyễn Mạnh Hùng - Theo Sức khỏe & Đời sống/Medical new today
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm