Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tuổi sinh học của bạn là bao nhiêu?

Tuổi – tuổi thực sự của bạn là bao nhiêu? Trong khi hầu hết mọi người đều biết ngày sinh của mình, thì cơ thể có thể có vẻ ngoài và chức năng hoạt động không hoàn toàn đúng với tuổi của bạn.

Tuổi sinh học của bạn là bao nhiêu

Cơ thể bạn có thể trẻ hơn hoặc già hơn một cách rõ ràng so với tuổi của bạn, phụ thuộc vào điều kiện thể chất và lối sống. Do vậy, có thể nói, tuổi theo thời gian của bạn có thể sẽ khác biệt rất lớn với tuổi sinh học của bạn. Mặc dù chưa có một bằng chứng khoa học nào có thể tính chính xác được tuổi sinh học của bạn, nhưng bạn có thể ước lượng được tuổi sinh học của mình thông qua một vài phương pháp để biết được, liệu bạn đang có một cuộc sống tưoi trẻ hơn hay đang “già trước tuổi”.

Kiểm tra các dấu hiệu thể chất

Kiểm tra mạch đập lúc nghỉ ngơi

Trái tim là một trong số những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, được điều hòa rất tốt và nhịp tim khỏe mạnh là một phần rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thông thường, trái tim thường đập từ 60-100 lần/phút. Mạch đập lý tưởng không nên cao hơn hay thấp hơn giới hạn này, mặc dù có một số vận động viên ưu tú có chỉ số mạch đập dưới 50 lần/phút. Để đếm được mạch đập, bạn hãy đặt 2 ngón tay của tay phải lên cổ tay trái, ngay phía dưới ngón cái, đặt lên trên một trong số những động mạch chính của cơ thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy mạch đập. Đếm số lần đập trong vòng 15 giây, sau đó nhân với 4 để tìm ra nhịp tim trong vòng 1 phút của bạn.

Thông thường, mạch đập khi nghỉ ngơi thấp chứng tỏ rằng trái tim bạn vẫn khỏe mạnh. Mạch đập nhanh hơn khi nghỉ ngơi cho thấy trái tim bạn đang phải làm việc nhiều hơn, cũng tức là trái tim bạn làm việc yếu và kém hiệu quả hơn. Nếu mạch đập của bạn nhanh hơn 100 lần/phút, hãy cộng thêm 1 tuổi vào tuổi thực của mình.

Kiểm tra khả năng giãn cơ

Bạn có thể chạm tới ngón cái của mình không? Khả năng co giãn cơ sẽ giảm dần đi khi chúng ta lớn tuổi, khả năng này cũng sẽ bị hạn chế ở người cao tuổi bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như mất nhiều nước, thay đổi cấu trúc hóa học của các mô, mất đi các sợi cơ có chứa collagen và tăng canxi lắng đọng. Khả năng giãn cơ sẽ cho bạn biết một phần về tình trạng sức khỏe của bạn. Ngồi trên sàn, thẳng lưng, khép chân và giơ tay thẳng phía trước mặt, ngang tầm với vai. Đánh dấu vào phía dưới sàn điểm thẳng góc với đầu ngón tay của bạn (điểm xuất phát). Sau đó, từ từ vươn người, cố gắng chạm tay tới đầu ngón chân trong khi vẫn giữ chân thẳng. Nếu bạn không thể chạm tới ngón chân, hãy đánh dấu lại điểm xa nhất bạn có thể với tới, sau đó đo khoảng cách giữa 2 điểm mà bạn đã đánh dấu.

  • Bạn vươn được bao xa? Bạn vươn người được càng xa càng tốt, và điều đó chứng tỏ cơ thể bạn vẫn còn trẻ trung.
  • Hãy cộng thêm 1 tuổi vào tuổi thật của bạn nếu bạn vươn được dưới 12.7cm (tương đương 5 inch), trừ đi 1 vào tuổi thật của bạn nếu bạn vươn xa hơn 25.4 cm (hơn 10 inch). Nếu khoảng cách bạn vươn tới nằm trong khoảng từ 12.7-25.4 cm (giữa 5 inch và 10 inch), thì giữ nguyên tuổi thật của bạn.

Kiểm tra sức mạnh của bạn.

Bạn khỏe đến mức nào? Thông thường, mọi người vẫn sẽ tăng khối lượng cơ cho tới tuổi 30. Sau tuổi 30, cơ thể sẽ bắt đầu mất dần khối cơ và sức mạnh của cơ bắp. Những người trên 30 tuổi ít vận động có thể mất từ 3-5% khối cơ mỗi 10 năm, và kể cả những người thường xuyên vận động thì khối cơ vẫn có thể mất đi sau 30 tuổi. Sự mất đi khối cơ đồng nghĩa với việc sẽ mất đi sức mạnh, khả năng vận động, và ở những người cao tuổi, sẽ là tăng nguy cơ gãy xương, té ngã. Do vậy, hãy kiểm tra sức mạnh của bạn. Bạn hãy thực hiện động tác chống đẩy trên sàn nhà càng nhiều càng tốt mà không dừng lại, giữ cơ thể thành một đường thẳng và hạ thấp phần ngực. Tiếp tục thực hiện cho tới khi bạn không thể chống đẩy thêm được nữa.

  • Cũng như khả năng giãn cơ, chống đẩy được càng nhiều càng tốt. Nếu số lần chống đẩy của bạn nhiều, điều đó chứng tỏ bạn có một khối cơ tốt và có sức chịu đựng tốt về thể chất.
  • Thêm 1 tuổi vào tuổi thật của bạn nếu  bạn chống đẩy được dưới 10 lần, giữ nguyên tuổi thật nếu bạn chống đẩy được từ 10-19 lần, trừ 1 tuổi vào tuổi thật nếu bạn chống đẩy được 20 -29 lần, trừ 2 tuổi nếu bạn chống đẩy được trên 30 lần.

Đo các chỉ số cơ thể.

Xác định tỷ lệ eo/hông

Cơ thể bạn có hình trái lê, trái táo hay trái bơ? Tất cả chúng ta đều có xu hướng tăng cân khi lớn tuổi, và hình dạng cơ thể, đặc biệt là tỷ lệ eo/hông là một cách nhanh nhất để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Sự phân bố mỡ có thể cho biết phần nào về các nguy cơ sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và một số loại ung thư. Số đo vòng eo là số đo khi bạn đặt thước dây cao hơn rốn khoảng 5cm, còn số đo vòng hông là số đo lớn nhất ở vùng dưới rốn.

  • Nếu tỉ lệ eo/hông  lớn hơn 1 với nam giới và lớn hơn 0.85 với nữ giới chứng tỏ rằng bạn đang có rất nhiều mỡ thừa ở vùng trung tâm cơ thể.
  • Cộng thêm 1 vào tuổi thực của bạn nếu tỷ lệ eo/hông của bạn vượt quá con số trên.

Đo chỉ số khối cơ thể (BMI).

Đo chỉ số khối cơ thể là một cách khác để đánh giá cơ thể bạn. Chỉ số BMI = cân nặng (kg) /chiều cao bình phương (m). BMI cao chứng tỏ lượng mỡ cơ thể của bạn lớn, bạn sẽ dễ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Chỉ số BMI trên 25 được coi là thừa cân.

Cộng thêm 1 vào tuổi thật của bạn nếu BMI của bạn dưới 18.5 (nhẹ cân), cộng thêm 2 vào tuổi thật của bạn nếu BMI của bạn từ 25-29.9 và cộng thêm 3 tuổi nếu BMI của bạn trên 30. Trừ đi 1 tuổi nếu BMI của bạn từ 18.5-25 (khỏe mạnh).

Phân tích mỡ cơ thể

Cách chính xác nhất để đánh giá lượng mỡ cơ thể là phân tích mỡ cơ thể bởi điện trở sinh học. Trong suốt bài phân tích này, bạn sẽ nằm xuống và sẽ có 2 điện cực được đặt lên chân của bạn. Sau đó, một dòng điện rất nhỏ sẽ truyền vào cơ thể bạn, thông qua 2 điện cực này. Sau đó, các thông số sẽ được ghi lại, bạn sẽ biết được cơ thể mình có bao nhiêu mỡ so với khối nạc (gồm cơ và xương), cũng như các chỉ số của bạn so với mức trung bình. Bạn có thể làm bài kiểm tra này tại các trung tâm thể thao, các phòng tập gym.

  • Để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên tránh luyện tập, xông hơi hoặc sử dụng đồ uống có cồn trước khi kiểm tra. Phụ nữ thường có nhiều mỡ cơ thể hơn nam giới.
  • Với phụ nữ, nếu tỷ lệ mỡ/nạc từ 15-24%, giữ nguyên tuổi thật của bạn. Cộng 0.5 vào tuổi thật nếu tỷ lệ này trong khoảng 25-33%, cộng thêm 1 vào tuổi thật nếu bạn dưới 15% hoặc trên 33%.
  • Với nam giới, nếu tỷ lệ trong khoảng 6-17% thì giữ nguyên tuổi thật, cộng 0.5 vào tuổi thật nếu tỷ lệ từ 18-24%, cộng thêm 1 tuổi nếu dưới 6% hoặc trên 25%.

Đánh giá lối sống

Tính thời gian ngủ mỗi đêm

Cơ thể chúng ta cần được ngủ. Ngủ giúp não và cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh thận, đột quỵ và béo phì của bạn. Thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của bạn. Trung bình, người trưởng thành nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Thường xuyên thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi và cơ thể lão hóa nhanh hơn.

Nếu bạn thường xuyên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, hãy trừ đi 0.5 vào tuổi thật của bạn. Nếu bạn ngủ từ 5-6 tiếng mỗi đêm hoặc ngủ trên 9 tiếng mỗi đêm, cộng thêm 1 vào tuổi thật của bạn. Cộng thêm 2 tuổi nếu bạn ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm.

Đánh giá các thói quen xấu

Bạn uống bao nhiêu rượu? Trong khi một lượng rượu vừa đủ có thể có lợi cho cơ thể, thì quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh gan và viêm tụy của bạn. Theo Mayo Clinic, vừa đủ là không quá 1 ly/ngày với nữ giới ở mọi độ tuổi và nam giới trên 65 tuổi, và không quá 2 ly/ngày với nam giới dưới 65 tuổi. Dung tích mỗi ly lại khác nhau phụ thuộc vào loại đồ uống bạn uống. Với bia, 1 ly = 350ml, với rượu vang 1 ly = 150ml và rượu mạnh 1 ly = 45ml. Với thuốc lá, thì rõ ràng rằng, kể cả không hút thuốc mà chỉ ngửi khói thuốc vẫn có hại cho cơ thể. Hút thuốc và uống rượu bia rõ ràng sẽ làm tăng tuổi sinh học của bạn.

  • Với rượu, trừ 1 tuổi nếu bạn không uống rượu bia. Trừ 0.5 tuổi nếu bạn uống đúng lượng được khuyến cáo. Thêm 2 tuổi nếu bạn uống nhiều hơn lượng khuyến cáo.
  • Với hút thuốc, trừ 3 tuổi nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc. Trừ 2 tuổi nếu bạn cai thuốc trên 5 năm, trừ 1 tuổi nếu bạn cai thuốc lá trong vòng 4 năm trở lại đây. Cộng thêm 3 tuổi nếu bạn có hút thuốc.

Đánh giá bữa ăn của bạn

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn có khối cơ, xương, răng và các cơ quan khác khỏe mạnh. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và tăng huyết áp của bạn. Nó cũng sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Một bữa ăn cân đối  nên hạn chế các loại thực phẩm chiên rán hoặc chế biến quá kỹ, hạn chế đường, muối, nitrat và chất béo bão hòa. Bữa ăn lý tưởng nên chứa nhiều trái cây và rau xanh (khoảng 9 khẩu phần/ngày), thịt nạc như cá, thịt gà, các loại hạt, carbohydrate tổng hợp và ngũ cốc nguyên hạt. Thiếu đi những loại thực phẩm này có thể sẽ khiến bạn tăng cân nhưng lại thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy yếu về mặt thể chất. Nếu bạn không có một chế độ ăn như trên, hãy cộng thêm 1 tuổi. Giữ nguyên tuổi của bạn nếu bạn có một chế độ ăn lành mạnh như hướng dẫn.

Tuổi sinh học của bạn là bao nhiêu? Con số có khiến bạn bất ngờ không?

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa tử vong

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Wikihow
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm