Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tummy time: hướng dẫn cho bé nằm sấp đúng cách

Việc cho trẻ sơ sinh tập nằm sấp mỗi ngày là rất quan trọng. Nằm sấp giúp trẻ phát triển đầu và cổ, cũng như giúp đầu, cổ, cánh tay và vai của trẻ khoẻ hơn

Tummy time chính là khoảng thời gian khi bé thức và được đặt nằm sấp trên bụng trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể bắt đầu cho bé tập nằm sấp ngay từ khi bạn mang trẻ về nhà từ bệnh viện bằng cách cho trẻ nằm sấp trên ngực của bạn.

Khi mới bắt đầu, hãy cho bé tập nằm vài phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ có thể nằm sấp với thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhớ rằng bạn nên theo dõi và quan sát trẻ trong suốt khoảng thời gian tummy time. Ngoài ra, bạn cũng nên chỉ thực hiện tummy time khi trẻ thức. Khi ngủ, trẻ nên được đặt ở tư thế ngủ ngửa để giảm nguy mắc hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Lợi ích của việc cho trẻ tập nằm sấp

Tập nằm sấp rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Lợi ích của việc nằm sấp bao gồm:

  • Giúp phát triển cơ cổ và cơ vai khoẻ hơn
  • Kích thích phát triển kỹ năng vận động thô
  • Dự phòng hội chứng đầu bẹt
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc lẫy, ngồi, bò và thậm chí là cả kỹ năng đi

Thực hiện tummy time thế nào?

Bạn nên thực hiện tummy time khi trẻ thức, sau khi vừa thay bỉm, vừa tắm hoặc vừa ngủ dậy.

Cách truyền thống nhất là bạn nên trải một tấm chăn mỏng lên sàn sạch hoặc lên một khu vực phẳng và chỉ cần đặt bé nằm sấp trên đó là được. Với trẻ nhỏ, có thể bắt đầu luyện tập 3-5 phút/lần, sau đó dần dần tăng dần thời gian tập mỗi lần. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể đặt trẻ nằm trên ngực 1-2 phút/lần, thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, có một cách khác, đó là bạn có thể sử dụng gối dành cho con bú, nếu trẻ thích tập với gối hơn. Đặt gối lên sàn hoặc lên chăn mỏng, sau đó đặt trẻ nằm sấp trên gối, giơ hai tay và vai hướng về phía trước. Bạn cần đảm bảo không rời mắt khỏi trẻ trong quá trình luyện tập và sẽ đặt trẻ lại vị trí cũ nếu trẻ có xu hướng trượt xuống khỏi gối.

Bạn cũng có thể đặt đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ ở phía trước, ngang tầm mắt của trẻ để trẻ nhìn thấy và với tới. Việc này cũng giúp phát triển thị lực của trẻ.

Khi trẻ lớn hơn và tầm nhìn đã cải thiện hơn, bạn có thể đặt một tấm gương không vỡ gần trẻ để trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình. Bạn cũng có thể kết hợp thời gian tummy time vào các khoảng thời gian ra ngoài chơi của trẻ ở trong công viên hoặc ở bất cứ mặt phẳng nào, không nhất thiết là phải luyện tập ở nhà. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ có thể nằm sấp được lâu hơn.

 

Thời gian tummy time phù hợp với từng độ tuổi

Trẻ sơ sinh chỉ có thể nằm sấp được khoảng 1-2 phút, khi trẻ lớn hơn bạn có thể tăng dần khoảng thời gian này. Khi trẻ được 5-6 tháng, trẻ đã có thể lẫy được và có thể tự đổi tư thế từ nằm sấp sang nằm ngửa, thậm chí có thể tự ngồi dậy. Bạn vẫn có thể cho trẻ tập nằm sấp trong giai đoạn này để trẻ tiếp tục phát triển các cơ cần cho sự phát triển như:

  • Để ngồi lâu hơn
  • Để bò
  • Để đứng

Dành thời gian để luyện tập mỗi ngày

Việc luyện tập nằm sấp mỗi ngày là rất quan trọng. Bạn nên cho bé nằm sấp sau khi bé vừa tắm xong hoặc sau khi vừa thay bỉm. Nên tránh cho bé nằm sấp sau khi vừa ăn xong, bởi với một số trẻ, nằm sấp khi vừa ăn no có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và có thể dẫn đến đầy hơi hoặc nôn trớ. Tuy vậy, với một số trẻ khác, nằm sấp sau khi ăn sẽ giúp trẻ đẩy hơi ra ngoài dễ hơn.

Trẻ nên tập nằm sấp càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp trẻ làm quen được với việc luyện tập sớm hơn. Kể cả khi vẫn ở trong viện, bạn vẫn có thể đặt trẻ nằm sấp lên ngực và đỡ phần cổ của trẻ.  Khi đã được về nhà, bạn nên dành những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để trẻ luyện tập. Bạn có thể nằm hoặc ngồi cạnh trẻ và cổ vũ hoặc quan sát trẻ.

Một vài trẻ lúc đầu sẽ có vẻ rất ghét việc luyện tập, đặc biệt nếu bạn cho trẻ luyện tập muộn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn kiên trì, trẻ sẽ có thể làm quen được với việc tập nằm sấp và ít cáu gắt hơn. Để trẻ thích việc nằm sấp hơn, bạn có thể:

  • Đặt đồ chơi trước mặt trẻ
  • Ngồi hoặc nằm trên sàn, đối diện với trẻ
  • Đọc sách hoặc hát trong khi trẻ nằm sấp

Một tư thế khác có thể luyện tập nếu trẻ không thích nằm sấp là nằm nghiêng. Hãy đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng, cuộn một chiếc khăn/chăn mỏng để đỡ phần sau lưng và ở phía dưới đầu của trẻ. Đương nhiên, khi thực hiện việc nằm nghiêng, trẻ cũng nên thức và được theo dõi sát sao.

Đảo bảo an toàn cho trẻ

Tummy time chỉ nên được thực hiện khi trẻ đang thức. Luôn luôn quan sát trẻ trong suốt quá trình luyện tập, không nên để trẻ một mình hoặc để trẻ buồn ngủ trong tư thế nằm sấp. Nếu trẻ có vẻ như buồn ngủ trong quá trình luyện tập, hãy đặt trẻ nằm ngửa ra vào đúng vị trí trẻ thường ngủ, ví dụ như trong nôi hoặc trong cũi. Trong một số trường hợp sau, việc cho trẻ nằm sấp sẽ không an toàn:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ khuyết tật hoặc gặp các vấn đề về tâm thần
  • Trẻ bị chứng trào ngược

Nếu bạn không chắc chắn rằng trẻ có phù hợp để nằm sấp không, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài nằm sấp, còn có những hoạt động khác bạn có thể làm để giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng cũng như có mối liên kết chặt chẽ hơn với trẻ, bao gồm:

  • Nằm cạnh trẻ, đọc sách, cười hoặc nói chuyện với trẻ
  • Hát cho trẻ nghe
  • Nhìn vào mặt trẻ và bắt chước các biểu hiện của trẻ
  • Cho trẻ xem nhiều hình dạng, màu sắc và cấu trúc khác nhau. Hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn sau khi trẻ đã được 4 tháng, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện sớm hơn với trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào trẻ sẽ bắt đầu phân biệt được màu sắc?

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm