Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%,
Có rất nhiều điều hiểu lầm về trầm cảm sau sinh. Dưới đây là những gì mà những phụ nữ “mới lên chức” cần biết.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh, thường xuất hiện từ khoảng sau 1 tháng kéo dài đến 1 năm sau sinh.
Không giống như chứng ủ rũ sau sinh (baby blues), trầm cảm sau sinh là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng nặng nề đến bà mẹ sau sinh và cần phải được điều trị. Dưới đây là một số cách nhận biết các dấu hiệu trầm cảm sau sinh và những gì bạn có thể làm để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Có thể bạn đã lên một danh sách dài những dự định cần hoàn thành trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên, bạn nhận ra rằng mình quên mất một điều: đó không phải là một kì nghỉ. Thay vào đó, đó là thời gian để hồi phục, để hiểu hơn về con bạn và học cách làm mẹ. Bạn có thể quên những điều khác nhưng đừng quên ba điều trên.
Bạn đã tập trung rất nhiều sức lực và tâm trí để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở an toàn. Và rất có thể bạn quên mất việc việc chăm sóc cho bản thân sau khi sinh, trong khi đây là lúc bạn cần "tu bổ" lại cơ thể mình nhiều nhất.
Một sự thật là sau sinh nở, phụ nữ bị mất quá nhiều sức, mất máu, thay đổi hoóc-môn, khí huyết,… khiến cơ thể chị em suy nhược.
Các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, đau đầu và thay đổi tâm trạng là những dấu hiệu được cho là bình thường trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS) có biểu hiện từ trung bình đến nặng, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng nào đó – từ trầm cảm sau sinh cho tới bệnh tim mạch.