Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trà hoa atiso đỏ tốt cho sức khỏe như thế nào?

Hoa atiso đỏ còn gọi là hoa bụp giấm, là phần hoa của cây Hibiscus sabdariffa L. thường được phơi khô để làm thuốc, làm mứt hoặc pha trà. Trà atiso đỏ có nhiều công dụng đối với làn da, vóc dáng và sức khỏe.

Trà atiso đỏ (trà hibiscus) có mùi thơm và vị chua thanh, được pha từ phần đài hoa đã bỏ nhụy của hoa bụp giấm. Trà atiso đỏ có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nhờ các sắc tố thực vật anthocyanin (tạo nên màu hồng của trà atiso đỏ). Ngoài ra, trong trà atiso đỏ còn chứa nhiều vitamin A, B1, C, sắt và kẽm. 

Công dụng của trà atiso đỏ

Hạ huyết áp 

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng chỉ ra rằng, trà atiso đỏ có hiệu quả giảm huyết áp tâm thu ở người trên 65 tuổi có huyết áp cao hơn bình thường hoặc được chẩn đoán tiền tăng huyết áp. Uống trà atiso đỏ hàng ngày cũng giúp bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát huyết áp.

Giảm cholesterol

Các chất chống oxy hóa trong trà atiso đỏ có khả năng giảm tổng lượng cholesterol trong máu và cholesterol "xấu" LDL. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống trà atiso đỏ thường xuyên giúp kiểm soát chỉ số cholesterol và triglyceride. Nhờ khả năng này, trà atiso đỏ giúp giảm các nguy cơ gây các hội chứng chuyển hóa.

Hỗ trợ giảm cân

Cây bụp giấm ngày càng phổ biến và được trồng nhiều ở nước ta

Trà atiso đỏ là đồ uống chứa ít calorie nên có trong chế độ giảm cân. Ngoài ra, trà atiso có đặc tính lợi tiểu, giúp thải bớt độc tố và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. nghiên cứu trên Tạp chí Food and Function cho thấy, chiết xuất từ hoa atiso đỏ giúp giảm béo và mỡ bụng, đồng thời cải thiện sức khỏe gan ở những bệnh nhân béo phì.

Tốt cho tiêu hóa

Trà atiso đỏ là thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên, giúp giảm táo bón và cải thiện sức khỏe các cơ quan đường ruột. 

Ngăn ngừa stress oxy hóa

Trà atiso đỏ là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp hạn chế các tác động tiêu cực của các gốc tự do tích tụ trong cơ thể. Nhờ đó, trà atiso đỏ giúp hạn chế nguy cơ hình thành các bệnh do stress oxy hóa như ung thư, Alzheimer và các bệnh da liễu.

Trà atiso đỏ còn chứa nhiều vitamin A và C, do đó có tính chất kháng viêm, giúp hỗ trợ điều trị mụn, sẹo, cháy nắng, eczema và nhiều bệnh viêm da dị ứng.

Cách pha trà atiso đỏ

Trà atiso đỏ không chỉ giúp giải nhiệt mà còn đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Để pha trà atiso đỏ với hoa bụp giấm khô, bạn có thể tham khảo công thức sau:

- Đun sôi 500ml nước, thêm 30g hoa bụp giấm khô và ủ cho đến khi nước trà có màu hồng đậm.

- Thêm nước nguội vào trà để đạt độ ấm vừa phải, thêm mật ong theo ý thích. Bạn có thể uống trà ấm hoặc uống lạnh với đá, trang trí với chanh và bạc hà.

Ngoài ra, bạn có thể dùng trà atiso đỏ dạng túi lọc được bán tại các siêu thị và các trang thương mại điện tử uy tín.

Tác dụng phụ của trà atiso đỏ

Dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trà atiso không phải “thần dược” với mọi đối tượng. Những người đang dùng thuốc điều trị (đặc biệt là Tylenol, thuốc chứa acetaminophen và thuốc điều trị sốt rét) nên xin ý kiến bác sỹ trước khi thêm trà atiso đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thức trà lợi tiểu này có thể tương tác với thuốc điều trị bạn đang sử dụng.

Tác dụng hạ huyết áp của trà atiso đỏ có thể gây nguy hiểm cho người huyết áp thấp, đang sử dụng thuốc hạ huyết áp. Ở liều lượng cao, trà atiso đỏ có hại cho những người men gan cao. Người dị ứng với hoa bụp giấm có thể có triệu chứng ngứa đỏ mắt, chảy nước mũi, viêm xoang.

Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên sử dụng trà atiso đỏ. Tác dụng giảm co thắt, điều hòa kinh nguyệt của trà atiso đỏ có lợi với phụ nữ kinh nguyệt không đều, nhưng lại làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 3 tác hại khi lạm dụng Atiso

Quỳnh Trang H+ (Theo Doctors Health Press) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm