Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng hợp mẹo xử trí ban đầu các chấn thương thường gặp ở trẻ nhỏ (Phần 2)

Làm cha mẹ là điều vô cùng gian nan đối với bất cứ ai. Đối với con trẻ, các bậc phụ huynh phải trở thành một người toàn năng: vừa phải là đầu bếp, là tài xế riêng, là cố vấn trong mọi trường hợp thắc mắc, là gia sư học tập, là huấn luyện viên thể thao... Nhưng có lẽ điều mà các bậc phụ huynh cảm thấy sợ nhất chính là phải trở thành bác sĩ bất đắc dĩ. Tuy không phải mọi trường hợp chúng ta đều có thể giải quyết được, song những xử trí ban đầu trong những tình huống liên quan đến sức khỏe của con trẻ là điều ai cũng nên biết.

7. Vết thương chảy máu

Dấu hiệu: Vết cắt nghiêm trọng làm máu không ngừng chảy kể cả sau khi bạn đã giữ chặt vết thương trong vài phút.

Việc cần làm ngay lập tức: Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, có thể chấm thuốc và băng lại. Theo các chuyên gia, nếu bạn thấy máu chảy qua miếng băng, hãy áp tay trực tiếp trong 15 phút và nâng vùng bị thương cao hơn tim để cầm máu.

Không nên: Không nên làm sạch vết cắt bằng cồn, hydrogen peroxide (oxi già) hoặc Betadine (chất khử trùng). Cồn có thể làm đau nhiều và khiến trẻ hoảng loạn, trong khi oxy già và Betadine có thể làm tổn thương da, ngăn cản quá trình tự chữa lành vết thương.

Khi nào cần trợ giúp: Nếu vết thương lớn, hở hoặc chảy máu nhiều, trẻ cần được khâu vết thương lại. Vì vậy, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt nếu bạn nhận ra các dấu hiệu như vết thương sâu, nhìn thấy lộ dây chằng hoặc xương, không thể cầm máu trong vòng 15 phút hoặc có một vật thể lạ rơi vào vết thương. Đừng để vết thương hở quá lâu. Khi vết thương bị hở quá 24 giờ, chúng thường sẽ không được băng hoặc khâu lại vì khi đó nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn.

8. Ngộ độc

Dấu hiệu: Các triệu chứng phụ thuộc vào loại hình ngộ độc. Thường các triệu chứng bao gồm bỏng miệng, khó thở, lơ mơ và nôn mửa. Ngộ độc có thể là nguyên nhân xảy ra trong bất cứ trường hợp nào mà đột nhiên bạn thấy trẻ bị ốm hoặc có các hành động kỳ lạ.

Việc cần làm ngay lập tức:  Nếu trẻ khó thở hoặc vẫn tỉnh táo, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết trẻ đã ăn gì và nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn các hộp đựng các loại đồ ăn mà bạn nghi ngờ và sẵn sàng cung cấp cho nhân viên y tế biết thông tin về các loại đồ ăn đó cũng như việc trẻ đã tiêu thụ bao nhiêu trong số chúng.

9. Bỏng

Dấu hiệu: Da của trẻ có thể rất đỏ và phồng rộp. Nguyên nhân đến từ tiếp xúc với nhiệt độ cao như lửa, nước nóng, hay các đồ dùng trong nhà bếp đang nóng… Vết bỏng độ ba là loại nặng nhất và có thể có màu trắng hoặc đen.

Việc cần làm ngay lập tức: Giữ vùng da bị bỏng dưới vòi nước chảy trong vòng 10 đến 15 phút để làm dịu cảm giác đau, sau đó tiến hành giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Tiếp theo, bạn có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin để làm dịu vết bỏng và giúp tế bào da tái tạo. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu trẻ cảm thấy đau nhiều. Nếu một vết phồng rộp hình thành, hãy để nó nguyên như thế. Không chọc vỡ bóng phồng rộp vì chúng là hàng rào giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi vết phồng rộp tự bong ra, hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng sạch vết bỏng.

Không nên: Sử dụng vitamin E hoặc bơ — cả hai đều có thể gây khó chịu. Và đặc biệt không bao giờ đặt đá lạnh trực tiếp lên vết bỏng vì làm như vậy có thể gây tổn thương mô bên trong.

Khi nào cần được trợ giúp: Nếu da của trẻ tổn thương nghiêm trọng, nổi sẩn, chảy dịch hoặc như sáp, hoặc nếu trẻ không thể di chuyển, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bỏng nặng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Bạn nên đưa trẻ đến thẳng phòng cấp cứu hoặc phòng khám của bác sĩ, đặc biệt khi bạn biết nguyên nhân bỏng ở trẻ là do hóa chất gây ra. Bạn cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu thấy các dấu hiệu như: vết bỏng có kích thước bằng lòng bàn tay hoặc lớn hơn; vết bỏng ở trên mặt, tai, tay, bộ phận sinh dục hoặc bàn chân; vết bỏng kéo dài xung quanh cổ tay ấy hoặc cả chu vi của một chi khác, như cánh tay hoặc chân.

10. Động kinh

Dấu hiệu: Trẻ có thể đột nhiên co giật hoặc cứng tay chân và không phản ứng với các lời gọi hay kích thích của bạn. Các triệu chứng cũng có thể ẩn hơn, ví dụ như nhìn chằm chằm hoặc nhìn sững sờ trong vài giây, hoặc mắt có thể trợn lên.

Việc cần làm ngay lập tức: Đặt trẻ nằm nghiêng. Cố gắng ghi chú thời gian bắt đầu xuất hiện cơn động kinh. Thông thường, hầu hết các cơn co giật kéo dài từ hai đến năm phút. Đừng đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, và bạn cũng không cần phải lo lắng về việc trẻ sẽ cắn phải lưỡi. Nếu trẻ chưa từng bị co giật trước đây, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu trẻ bị rối loạn co giật, hãy gọi cấp cứu nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở; da xanh dần; cơn động kinh kéo dài hơn năm phút; đau đớn, cực kỳ buồn ngủ, không thể thở tốt sau khi cơn co giật kết thúc. Nhìn chung, bạn nên thông báo cho bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp nhất.

11. Trẹo mắt cá chân

Việc cần làm ngay lập tức: Cho trẻ nằm xuống và nâng mắt cá chân bị thương cao hơn tim. Bạn có thể chườm bằng một túi nước đá lên vùng mắt cá chân bị thương. Trong 48 giờ tiếp theo, tiếp tục chườm đá trong 15 phút mỗi giờ. Trẻ cũng có thể sử dụng ibuprofen để giúp giảm đau và sưng tấy.

Không nên: Đắp hoặc chườm ấm trong 48 giờ đầu tiên. Nhiệt độ cao có thể làm tăng sưng và đau.

Khi nào cần trợ giúp: Nếu trẻ không thể chịu được cơn đau ở mắt cá chân bị thương hoặc nếu nó trông như bị biến dạng, hãy đưa trẻ đến nơi cấp cứu gần nhất. Đây là những dấu hiệu cho thấy mắt cá chân có thể bị đứt hoặc trật khớp chứ không phải chỉ bị bong gân bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại: Những điều cần lưu ý khi sơ cứu vết thương

 

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm