Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Toàn cảnh về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Cứ 10 người chết do ung thư phổi thì gần 9 người là có thói quen nghiện thuốc lá, còn lại là các nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, và những nguyên nhân nhỏ lẻ khác

Toàn cảnh về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới nhưng không phải ai mắc bệnh cũng tử vong. Thế kỷ trước cơ chế gây ung thư phổi do thuốc lá rất hiếm, nhưng ngày nay cứ 10 người chết do ung thư phổi thì gần 9 người là có thói quen nghiện thuốc lá, còn lại là các nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, và những nguyên nhân nhỏ lẻ khác. Những loại thuốc mới được phát triển gần đây được hy vọng là mở ra một tương lai mới cho việc chẩn đoán sớm được bệnh ung thư phổi.

Khi nào thút thuốc lá là nguyên nhân

Thuốc lá có chứa các chất gây ung thư, chúng gây hại và phá vỡ hệ thống bảo vệ tự nhiên của phổi chẳng hạn như hệ thống lông chuyển (bảo vệ phổi bằng cách quét sạch những vi khuẩn, bụi bẩn, virut, chất độc hại). Khi những hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu là lúc các hóa chất gây ung thư sẽ  reo rắc những mầm bệnh đầu tiên.

 Triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi hoạt động rất lặng lẽ. Không triệu chứng báo trước, không dấu hiệu cảnh báo chỉ khi nào bệnh toàn phát  mới gây ra những triệu chứng đáng chú ý sau:
  • Những cơn ho không dứt
  • Đau ngực, đặc biệt đau đến mức khó thở
  • Thở khò khè hoặc thở ngắn hơi
  • Ho ra đờm có lẫn máu
  • Mệt mỏi

Bạn có cần đi khám?

 

Một kỹ thuật chụp CT  lồng ngực có thể giúp phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở phổi, nhưng không phải trường hợp nào cũng phát hiện ra được. Phần lớn các hình ảnh không rõ ràng và các bác sỹ phải đặt ra những giả thuyết để chẩn đoán loại trừ. Nhưng  nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên hình ảnh chụp phổi, cộng thêm tiền sử hút thuốc lá và đối tượng trong độ tuổi từ 55-80 thì khả năng cao là ung thư. Vì vậy một khuyến cáo dành cho những người trong độ tuổi trên có hút thuốc lá thì nên đi kiểm tra phổi thường xuyên. Lời khuyên này cũng được áp dụng cho những người hút nhiều thuốc lá nhưng đã bỏ thuốc lá cách đây 15 năm.

 Chẩn đoán

Nếu bác sỹ nghĩ bạn có thể bị ung thu phổi ví dụ như bạn ho kéo dài, khó thở thì bạn sẽ được đi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT phổi. Cũng có thể bạn được yêu cầu lấy mẫu đờm để xét nghiệm nếu như bạn có triệu chứng ho ra đờm có lẫn máu.  Nếu những bất thường được phát hiện ra trong hai xét nghiệm trên thì khoảng 50% là bạn bị ung thư phổi và lúc đó bạn cần làm sinh thiết phổi để khẳng định chắc chắn.

 Sinh thiết phổi

 

Sinh thiết phổi được thực hiện bỏi các bác sỹ, để lấy ra một mảnh phổi nhỏ gửi các labo làm xét nghiệm mô bệnh học nghĩa là phát hiện những bất thường dưới kính hiển vi.  Các bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về mô bệnh học sẽ phát hiện xem liệu đó có phải là tế bào ung thư hay không và nếu có thì là tế bào ung thư loại gì.

 

Có hai loại ung thư phổi phổ biến đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư tế bào nhỏ là một ung thư ác tính, tiến triển nhanh, lan rộng, di căn đến các cơ quan khác. Ung thư tế bào nhỏ thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá và rất hiếm khi gặp ở người không hút thuốc. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì phát triển chậm hơn, và cũng gặp ở nhiều người hơn. 85% người mắc ung thư phổi là ung thư không phải tế bào nhỏ.

Các giai đoạn ung thư phổi

Các giai đoạn trong một bệnh ung thư được thiết lập để mô tả xem các tế bào ung thư đã xâm lấn đến đâu. Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn “hạn chế” nghĩa là ung thư đã xuất hiện ở một bên phổi và đang tiến gần đến các hạch lympho, ggia đoạn “mở rộng” nghĩa là ung thu đã lan ra khắp phổi và vượt ra khỏi phổi để đến gây bệnh ở những cơ quan khác. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ lại được chia ra làm 4 giai đoạn đánh số theo thứ tự La Mã từ I-IV, tù thuộc vào độ lan rộng  của ung thư.

Điều trị ở giai đoạn sớm

Khi bác sỹ phát hiện ra ung thư không phải tế bào nhỏ, họ sẽ ra chỉ định can thiệp  trước khi ung thu lan rộng ra một bên phổi. Can thiệp ở đây có nghĩa là phẫu thuật để cắt phần phổi có chứa khối u hoặc cả một bên phổi nếu cần thiết. Một số trường hợp sau khi phẫu thuật sẽ được tiến hành xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên trong trường hợp ung thư tế bào nhỏ thì chỉ định này cũng không giúp ích được gì bởi vì khi chẩn đoán ra được thì có lẽ ung thư đã lan rộng ra nhiều cơ quan khác rồi

Nếu là một ca ung thư trong giai đoạn tiến triển

Khi ung thư phổi đã lan ra xa đến các cơ quan khác thì việc điều trị chỉ giúp kéo dài thêm cuộc sống hoặc giúp chất lượng cuộc sống khá hơn. Xạ trị và hóa trị có thể kìm lại sự phát triển của khối u phần nào và kiểm soát các triệu chứng như đau xương hoặc đường thở bị tắc nghẽn. Hóa trị thường được chỉ định để điều trị cho các ca ung thư phổi tế bào nhỏ.

Hướng điều trị mới

Điều trị đích: được kết hợp với hóa trị nếu như các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Dây là một phương pháp giúp ngăn chặn các mạch máu tăng sinh đến để nuôi khối u hoặc làm gián đoạn các tín hiệu  khiến cho tế bào ung thư không thể nhân lên.

Liệu pháp miễn dịch: liệu pháp này dựa trên cơ chế làm việc của hệ miễn dịch con người để chống lại các tế bào bất thường trong những trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Các chữa trị này không hiệu quả với tất cả mọi người nhưng nếu bạn đáp ứng tốt thì hiệu quả chữa được bệnh sẽ rất cao. Liệu pháp này cũng được kết hợp với hóa trị để tăng hiệu qủa điều trị.

Tham gia vào các nghiên cứu

 

Những nghiên cứu thử  nghiệm lâm sàng được các bác sỹ nghiên cứu hứa hẹn sé là nhứng liệu pháp  điều trị ung thư mới, tân tiến hơn các phương pháp cũ. Vì vậy nếu được chẩn đoán là ung thư thì không có lý do gì mà bạn lại không hỏi bác sỹ để tham gia vào những thử nghiệm các phương pháp điều trị mới.

Từ bỏ thuốc lá

Tất nhiên là khi bị chẩn đoán là ung thư phổi thì việc bạn bỏ hay không bỏ thuốc lá sẽ không cứu vãn được tình thế. Nhưng rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn vẫn tiếp tục hút thuốc lá thì thời gian ra đi của bạn sẽ rất sớm và hiệu quả của các phương pháp điều trị sẽ không cao nữa.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Hít phải khói thuốc lá của người khác (hút thuốc lá thụ động hoặc thứ cấp) ở tại nhà hay tại nơi làm việc cũng làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi của bạn. Những người có vợ hoặc chồng hút thuốc lá cũng tăng từ 20-30% cơ hội mắc các bệnh ung thư hơn.

Công việc nguy hiểm

 

Một vài nghề nghiệp cũng có thể gây ra ung thư phổi như những người thường xuyên tiếp xúc với  uranium, arsen hoặc phải tiếp xúc với những hóa chất cực kỳ nguy hiểm ở nồng độ thấp. Amiang là một ví dụ điển hình gây ra ung thư phổi. Amiăng là một chất dùng để cách điện trước đây, nhưng hiện nay không còn được sử dụng, tuy vậy những người lao động đã phơi nhiễm với những chất này vẫn gặp nguy hiểm bởi bệnh ung thư phổi do amiăng.

Khí radon

 

 Đây là một loại khí phóng xạ tự nhiên có nồng độ cao được thấy ở một số vùng của Mỹ. Loại khí nay có thể tích tụ  ở trong nhà và tăng  nguy cơ bị ung thư phổi cho những người hít phải chúng đặc biệt là những người nghiện thuốc lá.  Đây là nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh ung thư phổi tại Mỹ.

Ô nhiễn không khí

Ô nhiễm không khí  gây ra một số ít các ca bị ung thu phổi nhưng đây là nguyên nhân khó tránh khỏi nhất. Khí thải của xe cộ, các nhà máy,... gây ô nhiễm gây ảnh hưởng đến phổi giống như người hút thuốc lá thụ động vậy

Những nguy hiểm khác rình rập bạn

Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi

Nước uống có hàm lượng asen cao

 

Ung thư phổi có thể xảy ra do những nguyên nhân không mấy nổi tiếng ở những người chưa bao giờ hút thuốc. các nhà nghiên cứu cũng chưa giải thích nổi việc này. Và điều này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới, và chỉ mắc một typ đó là ung thư biểu mô phổi thường gặp ở người không hút thuốc.

Phòng ngừa

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các ca tử vong do ung thư ở cả nam và nữ. Nếu bạn không phải là người nghiện thuốc lá tốt nhất là bạn nên tránh xa khói thuốc lá ở bất cứ đâu. Nếu bạn nghiện thuốc lá thì phải bỏ ngay lập tức. Bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh bạn.

Thông tin thêm về bệnh ung thư phổi tại bài viết: Ung thư phổi – Không phải dấu chấm hết!

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm