Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh thất thường khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp đi kèm triệu chứng ho có đàm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ho có đàm gây cảm giác khó chịu cho bé, nhất là khi thời tiết giao mùa khiến tình trạng này có thể trầm trọng hơn. Bố mẹ xót xa mỗi khi con ho từng cơn và tìm nhiều cách chữa ho đàm dứt điểm.
Nắm rõ các yếu tố quan trọng trong phòng, điều trị ho có đàm hỗ trợ cho bố mẹ chăm con tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh.
Xác định nguyên nhân
Ho có đàm là cơn ho kèm theo dịch nhầy, thường xuất hiện ở người cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi đàm ứ đọng lại quá nhiều, bé có biểu hiện nôn trớ, thở khò khè thành tiếng hoặc thở vất vả.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đàm, phổ biến là thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa trời chuyển lạnh, nhiệt độ môi trường giảm mạnh. Sức đề kháng yếu nên trẻ có thể nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang và ho có đàm kéo dài.
Xót xa, lo lắng là cảm xúc chung của nhiều bậc phụ huynh khi chứng kiến con khó chịu, mệt mỏi mà nguyên nhân đến từ những cơn ho, nhất là ho đàm kéo dài. Điều này khiến trẻ không thoải mái sinh hoạt, vui chơi, những phút giây hạnh phúc của gia đình cũng chẳng thể trọn vẹn.
Ho có đàm, đi kèm sổ mũi, mệt mỏi... khiến trẻ khó chịu. Ảnh: Shutterstock.
Xử trí khi trẻ ho có đàm
Phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng để chăm sóc con, giảm đi phần nào cảm giác khó chịu cho trẻ khi bị ốm. Tìm cách tiêu đàm cho con nhanh chóng là việc cần ưu tiên. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng thuốc trị ho cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên nhờ bác sĩ tư vấn, chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ nghiên cứu lâm sàng trong trị dứt điểm ho đàm.
Phụ huynh có thể cân nhắc sản phẩm thuốc dạng gói với hương vị trái cây dễ uống, bảo quản tiện lợi, cho trẻ mang theo đi học hoặc đi du lịch. Dạng gói cũng dễ dùng với định lượng được chia sẵn mỗi lần uống, giúp phụ huynh, người chăm sóc dễ dàng theo dõi trẻ uống thuốc.
Đối với bé có triệu chứng ho nhưng vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hay bỏ ăn, bố mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà song hành cùng giảm đàm ho. Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.
Tùy theo tình trạng ho có đàm, bác sĩ sẽ kê thuốc và hướng dẫn cho trẻ phù hợp nhằm giảm bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Xây dựng, thực hiện đều đặn một số thói quen có lợi như giữ ấm cho trẻ với trang phục phù hợp; cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ấm để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bố mẹ có thể cung cấp vitamin C bằng nước chanh, nước cam ấm và cho trẻ súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để vệ sinh họng sạch. Những biện pháp này có thể giúp tiêu đàm, giảm ho, tăng sức đề kháng và diệt vi khuẩn gây bệnh.
Thay đổi một số thói quen không có lợi như tắm cho trẻ quá lâu, tiếp xúc với bụi, gió lạnh hay ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, tham gia hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trên đây là lưu ý quan trọng để tiêu đàm, giảm ho cho trẻ nhỏ tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo, giúp trẻ nhỏ giảm ho đàm, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa từ hạ sang thu hoặc đông sang xuân
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Lưu ý dùng thuốc ho khi giao mùa.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.