Vi khuẩn Hib là gì?
Vi khuẩn Hib là vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng, thường ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vi khuẩn lây lan từ người sang người khi ho hay hắt hơi. Nếu vi khuẩn lan sang máu, nó có thể gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng, bao gồm:
Bệnh do Hib gây ra gần như đã được xóa bỏ tại Mỹ kể từ năm 1987. Phương pháp hữu hiệu đó là vaccine. Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ và người lớn vẫn có thể bị nhiễm trùng do Hib. Điều này có thể xảy ra nếu người đó chưa được tiêm chủng đầy đủ. Việc tiêm chủng muộn cũng có thể khiến mắc phải bệnh do Hib.
Khi nào cần tiêm vaccine Hib?
Vaccine Hib được tiêm cho trẻ nhỏ theo 3 đến 4 liều, phụ thuộc vào loại vaccine cũng như tuổi của trẻ. Có thể tiêm vào tháng thứ 2, 4, 6 hoặc 12-15 tháng. Trẻ dưới 6 tuần tuổi không nên tiêm vaccine Hib. Trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe từ trung bình đến nặng, có/hoặc không bị sốt nên đợi cho đến khi khỏe mạnh ổn định mới nên tiêm. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm cho tất cả các trẻ từ 2 tháng đến dưới 2 tuổi.
Tại Việt Nam, vaccine Hib được tiêm phối hợp với các loại vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường là phối hợp trong vaccine 5 trong 1 (vaccine SII - bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Vaccine 6 trong 1 cũng phối hợp dự phòng Hib.
Vaccine Hib cũng có các nguy cơ rủi ro tương tự như các loại vaccine khác. Tuy nhiên, đây là vaccine đã được nghiên cứu và phát triển từ lâu, do vậy độ an toàn của vaccine là rất cao và rủi ro gặp phải các phản ứng mạnh là hiếm khi. Hầu hết những người tiêm vaccine đều không gặp bất cứ vấn đề gì, dù một số triệu chứng phản ứng nhỏ vẫn có thể xuất hiện như: đỏ, nóng hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm, sốt.
Các bậc phụ huynh nên lưu ý những dấu hiệu sau tiêm mà trẻ có thể gặp phải. Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể:
Tổng kết
Vi khuẩn Hib có thể gây ra nhiều loại hình nhiễm trùng khác nhau, thường ở trẻ dưới 5 tuổi những cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Các bệnh do vi khuẩn gây ra có thể gặp phải như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm xoang… và có thể gây tử vong. Tiêm phòng vaccine Hib là cách hiệu quả nhất, an toàn và nên được thực hiện cho trẻ nhỏ ngay từ khi còn nhỏ. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm đầy đủ, đúng lịch và mang tới khả năng phòng bệnh tối ưu nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại: LỊCH TIÊM CHỦNG THƯỜNG XUYÊN
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.