Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

TIÊM CHỦNG VỚI TRẺ 18 THÁNG TUỔI

Các mũi vắc xin tiêm ở thời điểm trẻ 18 tháng tuổi thường bị lơ là, do khi trẻ ngoài 1 tuổi thường là thời gian cha mẹ cho trẻ “nghỉ xả hơi” trong khi trẻ vẫn ở độ tuổi cần tiêm chủng. Nhưng các mũi tiêm nhắc lại có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo miễn dịch cho trẻ.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, năm 2015 có trên 300 trẻ mắc ho gà, gấp đôi so với 2014. Dịch bạch hầu ở Gia Lai và Quảng Nam xuất hiện trên nhóm trẻ em và thanh thiếu niên chưa từng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi, cho thấy nguy cơ dịch bệnh bùng phát nếu không được tiêm chủng đủ các mũi vắc xin theo lịch.

Trong số trên 300 trường hợp mắc ho gà nêu trên, phần lớn là trẻ nhỏ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi trước 1 tuổi. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc ở trẻ trên 18 tháng.

Số mắc ho gà ghi nhận ở hầu hết các tháng trong năm cho thấy bệnh tiếp tục có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt tại một số thành phố lớn còn một tỷ lệ trẻ tiêm chủng muộn do cha mẹ trì hoãn, chờ đợi vắc xin dịch vụ. Để phòng bệnh ho gà và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác ngoài việc tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin DPT - Viêm gan B – Hib thì việc tiêm nhắc vắc xin có chứa thành phần ho gà sau 1 tuổi là cần thiết.

Trong thời gian qua, việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin dưới 1 tuổi thường được các bậc cha mẹ trẻ quan tâm hơn và được các phương tiện truyền thông đề cập đến. Các mũi vắc xin tiêm ở thời điểm trẻ 18 tháng tuổi thường bị lơ là, do khi trẻ ngoài 1 tuổi thường là thời gian cha mẹ cho trẻ “nghỉ xả hơi” trong khi trẻ vẫn ở độ tuổi cần tiêm chủng. Nhưng các mũi tiêm nhắc lại có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo miễn dịch cho trẻ.

 

Đừng bỏ lỡ mũi tiêm chủng cho trẻ 18 tháng.

2 mũi vắc xin vào thời điểm trẻ 18 tháng

Theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, thời điểm trẻ 18 tháng tuổi các bé sẽ được tiêm nhắc mũi vắc xin sởi thứ 2. Tính từ giữa năm 2015, các bé sẽ được tiêm mũi vắc xin dạng phối hợp sởi- rubella, thay cho mũi sởi đơn như trước đây để phòng cùng lúc hai căn bệnh sởi và rubella, căn bệnh khá giống với bệnh sởi và thường được dân gian gọi là “bệnh sởi Đức”.

Trước đó, nhờ chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho khoảng 20 triệu trẻ em 1 - 14 tuổi từ cuối 2014 đến giữa 2015, từ đầu năm 2015 đến nay mới chỉ ghi nhận 181 trường hợp mắc sởi trên cả nước, thấp hơn rất nhiều so với năm 2014 với trên 15.000 trường hợp mắc sởi.

Thời điểm trẻ 18 tháng tuổi, một mũi vắc xin quan trọng nữa cha mẹ cần nhớ để phòng bệnh cho trẻ là mũi vắc xin nhắc phòng bệnh bạch hàu- ho gà- uốn ván (vắc xin DPT). Thông thường khi trẻ dưới 1 tuổi, cụ thể là thời điểm các cháu 2, 3 và 4 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem cùng lúc phòng 5 bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. 3 mũi vắc xin này đã đảm bảo tỷ lệ miễn dịch sau tiêm đủ mũi và đúng lịch lên trên 95%. Thời điểm trẻ 18 tháng, các bé sẽ được tiêm nhắc mũi vắc xin tam liên nhằm nâng hiệu quả miễn dịch.

Giá trị của mũi tiêm nhắc

Theo các chuyên gia, do thời điểm tiêm nhắc thường cách các mũi tiêm trước đó khá xa, nên nhiều bậc cha mẹ thường quên mũi vắc xin nhắc, trong khi không biết rằng trẻ tiêm đủ mũi và đúng lịch mới đảm bảo hiệu quả miễn dịch.

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, sau đợt tiêm cơ bản đầu đời, trẻ được bảo vệ tránh nhiều loại bệnh lý, nhờ có vắc xin ngừa, nhưng thời gian càng dài thì lượng kháng thể có được nhờ vắc xin sẽ càng giảm và có khi xuống thấp dưới ngưỡng bảo vệ, liều vắc xin nhắc sẽ giúp “gợi” lại trí nhớ của hệ miễn dịch, tái khởi động hệ thống bảo vệ đã được tạo ra nhờ đợt tiêm chủng đầu đời.

Mặc dù vắc xin có hiệu quả cao trong phòng bệnh nhưng không phải 100% số người được tiêm đều có miễn dịch với bệnh do các nguyên nhân như hệ miễn dịch của cá thể không đáp ứng với vắc xin đưa vào, đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải...

Với vắc xin sởi, sau khi tiêm mũi thứ nhất trước 1 tuổi vẫn còn khoảng 15% số trẻ không có miễn dịch. Chính vì thế, để tạo thêm cơ hội cho trẻ được phòng bệnh chủ động, bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các mẹ đừng quên lịch mũi tiêm nhắc như mũi tiêm nhắc thời điểm trẻ 18 tháng tuổi này là phòng tránh nguy cơ mắc 5 căn bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván, sởi và rubella.

Theo TCMR
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm