Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc an thần tiêm vào thịt lợn: Nguy hại mức nào?

Hàng loạt vụ lợn bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ bị phát hiện gần đây khiến mọi người đều cảm thấy bất an. Liệu ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần có nguy hại gì cho sức khỏe trước mắt và lâu dài?

Ăn phải thịt lợn có tiêm thuốc an thần sẽ có nguy cơ nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong như một số báo nêu? Và có cách gì giúp người nội trợ không chọn nhầm loại thịt này?

Thuốc an thần tiêm vào thịt lợn là loại nào?

Thuốc an thần tiêm cho lợn là acepromazine, gần giống với aminazin  dùng để chữa bệnh tâm thần phân liệt cho người. Trong những năm 50 của thế kỷ 20, thuốc acepromazine đã được sử dụng cho người để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc giai đoạn hưng cảm. Thuốc có thời gian bán hủy chừng 4-5 giờ nhưng sau 3 ngày vẫn có thể tìm thấy thuốc trong nước tiểu bệnh nhân dưới dạng vết. Thuốc được dùng đường uống và tiêm bắp. Khi đó, các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, hưng phấn ngôn ngữ, vận động của bệnh nhân sẽ giảm đi.

Thịt ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc.

Do ngày nay người ta đã có nhiều loại thuốc an thần tốt nên thuốc acepromazin không còn được sử dụng cho người nữa mà chỉ sử dụng cho động vật như ngựa, chó, mèo. Khi dùng trong thú y, thuốc chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp con vật hoảng sợ, kích động, mất kiểm soát. Người ta có thể dùng thuốc này như thuốc tiền mê để phẫu thuật cho động vật.

Khi được tiêm vào lợn với mục đích làm cho con lợn ngủ, không giãy giụa, không kêu... khiến cho lợn đỡ hao khi vận chuyển chúng đi giết, mổ.

Ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần có hại gì tới sức khỏe?

Nồng độ thuốc trong thịt lợn giết mổ phụ thuộc vào thời gian tiêm (tiêm càng lâu thì nồng độ thuốc càng thấp) và liều lượng tiêm (tiêm liều càng thấp thì nồng độ thuốc càng thấp). Khi con người ăn thịt lợn có thuốc, lượng thuốc acepromazine vào người còn phụ thuộc vào cách chế biến thịt (khiến thuốc bị phân hủy) và lượng thịt chúng ta ăn vào. Như vậy có thể nói rằng lượng thuốc đưa vào người ăn thịt lợn là rất thấp, khó mà gây ra một tác dụng bất lợi nào cho cơ thể con người (không giống như kháng sinh) ngay tức khắc, nhưng việc này cần phải lên án vì chúng góp phần làm đầu độc bữa ăn của mọi nhà. Việc đầu độc này diễn ra trên quy mô rất rộng vì có hàng trăm nghìn người đã ăn phải loại thịt lợn “bẩn” nên khó mà lường hết hậu quả của thuốc. Việc người chăn nuôi dùng thuốc an thần tiêm cho lợn trước khi giết mổ là việc làm hết sức nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng khi ăn phải, bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại.

Khi chế biến thịt cần chần bỏ đi nước đầu.

Cách nhận biết thịt lợn có tiêm thuốc an thần

Về cách nhận diện thịt lợn tiêm thuốc an thần rất khó bằng cảm quan nhận diện được. Các thương lái thường bơm nước kết hợp với tiêm thuốc an thần nên khi bắt gặp các loại thịt ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì có khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc.

Để chọn được thịt sạch, an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, các bà nội trợ nên chọn mua thịt lợn ở những cửa hàng uy tín, có đóng dấu đỏ an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Khi chọn thịt nên chọn thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ta ấn tay vào và thả ngón tay ra sẽ trở lại bình thường, các thớ thịt đều nhau, không có dịch bất thường nào chảy ra khi thái. Thông thường, thịt có hóa chất khi chế biến thường ra nhiều nước, thịt hao hơn, vị thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên. Thịt lợn bình thường không bị ra nước, thậm chí có thể nở hơn, có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, khi chế biến mọi người lưu ý chần bỏ đi nước đầu. Khi nấu sôi thịt bốc mùi lạ, người nội trợ nên kiên quyết đổ bỏ, không nên tiếc kẻo dễ rước bệnh vào người

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103) - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm