Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thùng rác chưa phải vật bẩn nhất trong nhà, chính 5 món đồ gia dụng này mới là 'ổ bệnh' nếu không thay mới thường xuyên

Nhà vệ sinh hay bồn cầu thực sự vẫn còn 'sạch' hơn 5 món đồ này bởi chúng ít khi được thay mới, ai cũng dùng liên tục nên tích tụ đầy rẫy vi khuẩn.

Với tốc độ lây lan và sinh sôi nhanh đến mức chóng mặt, vi khuẩn có thể hiện diện ở bất cứ đâu trong gia đình bạn. Nếu không xử lý kịp thời, chúng sẽ sinh sôi và gây bệnh cho cả nhà lúc nào chẳng hay. Thậm chí vi khuẩn còn phát triển trên những vật dụng bạn không ngờ tới, ngay cả khi bản thân vẫn sử dụng mỗi ngày.

Trong ngôi nhà luôn hiện diện những đồ vật 'bẩn tựa bồn cầu' nhưng chẳng ai hay.

Theo các chuyên gia, nhiều người đang mắc phải bệnh vặt như ho, sổ mũi cho đến dị ứng hoặc nặng hơn mà không hề biết nguyên nhân đến từ những đồ gia dụng trong nhà. Chính vì vậy, các chị em cần phải chú ý vệ sinh và thay mới liên tục 5 món đồ này để bảo vệ sức khỏe:

1. Bàn chải đánh răng

Việc vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng, giúp chúng ta ngừa bệnh nha chu và có hơi thở thơm mát. Hầu như ai cũng phải đánh răng 2 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn. Thế nhưng, cũng chính vì vậy mà chúng trở thành 'ổ vi khuẩn' cực hại nếu không thay mới thường xuyên.

Theo Ben Atkins – bác sĩ nha khoa kiêm chủ tịch của Tổ chức Sức khỏe Răng miệng cho biết, trong miệng chúng ta luôn tồn tại hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau. Việc đánh răng sẽ vô tình làm chúng mắc trên bàn chải, dù có rửa sạch bao nhiêu cũng khó hết. Bên cạnh đó, khi bạn giật nước bồn cầu thì vi khuẩn cũng từ đó bay ra và bám dính lại ở bàn chải.

Mỗi 3 tháng nên thay mới bàn chải kẻo chúng trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng 3 - 4 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn, đặc biệt nếu thấy lông bàn chải bị cùn hoặc bạn bị ốm hay hệ miễn dịch bị suy giảm. Riêng bàn chải đánh răng trẻ em cần được thay thường xuyên hơn của người lớn vì chúng bị mòn nhanh hơn.

2. Lược chải tóc

Có lẽ đây là vật dụng mà không một phụ nữ nào thiếu được, tóc càng dài thì càng phải dùng lược để chải. Hầu như ai cũng dùng để chải ít nhất một lần/ngày mà không mảy may quan tâm rằng, nó cũng chứa hàng tá vi khuẩn gây hại mà mắt thường chẳng thể nào nhìn thấy.

Cụ thể, chiếc lược luôn phải tiếp xúc với tất cả bụi bẩn, da chết, chất nhờn và tóc rụng trên đầu bạn mỗi ngày. Nếu tiếp tục sử dụng chiếc lược bẩn mà không vệ sinh, bạn rất dễ gặp các vấn đề về tóc như gàu, nấm da đầu, rụng tóc, viêm da đầu… Nó còn làm tóc chị em bết nhanh hơn dù cho có gội hàng ngày.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ lược 1 – 2 lần/tuần để không gặp phải những tình trạng trên. Chuyên gia làm tóc nổi tiếng Jamie Stevens khuyên phụ nữ hãy mua mới lược mỗi năm, đặc biệt cần phải làm sạch trong nước xà phòng nóng thường xuyên, sau đó lau sạch và phơi khô rồi hẵng sử dụng tiếp.

3. Miếng bọt biển rửa chén

Đây là vật dụng mà hầu như mọi nhà đều dùng để rửa chén hàng ngày, có khi dùng cả mấy tháng trời mới thay. Dù ai cũng nghĩ là an toàn nhưng thực chất, miếng bọt biển được các chuyên gia đánh giá là bẩn bậc nhất trong bếp và tiềm tàng hàng trăm mối nguy hại với sức khỏe.

Miếng bọt biển rửa chén nhìn vậy chứ thật sự rất bẩn, dễ gây bệnh đường ruột cho cả nhà.

Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ), miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Nó chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… gây tiêu chảy, đau bụng hay nôn mửa cấp.

Nếu không muốn 'ôm bệnh' về cho cả nhà, chị em tuyệt đối phải thay mới và vệ sinh miếng rửa chén thường xuyên. Theo Phòng thí nghiệm An toàn và Công nghệ Thực phẩm ARS của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bạn có thể diệt khuẩn miếng bọt biển bằng cách bỏ vào lò vi sóng hoặc máy rửa bát.

4. Giày và dép lê

Ai cũng phải cần giày và dép mỗi khi ra ngoài, thậm chí nhiều người có đến vài chục đôi để thay đổi. Tuy nhiên, chúng cũng là một ổ vi khuẩn ngầm mà chẳng ai hay.

Một nghiên cứu tại Đại học Houston (Mỹ) đã chỉ ra rằng, gần 40 % những đôi giày chúng ta mang có chứa vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy và 70% bị nhiễm vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột. Nếu bạn bị nấm chân thì bệnh sẽ mãi không khỏi vì nấm đã kẹt lại trên giày, từ đó sản sinh và phát triển mạnh hơn.

Giáo sư về lĩnh vực vệ sinh Sally Bloomfield chia sẻ, bạn nên giặt giày dép thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng và thay mới 6 tháng/lần. Nếu ở nhà thì có thể không đi dép cũng được, nhưng phải có thảm chùi chân để giảm bớt bụi bẩn.

5. Gối và vỏ gối

Trung bình mỗi người dành tới 25 năm trong suốt cuộc đời để ngủ, cho nên nếu không vệ sinh sạch sẽ gối và vỏ gối thì có thể gây hại cho sức khỏe. Gối cùng vỏ là nơi ẩn chứa hàng tá tế bào da chết và bã nhờn trên người chúng ta. Cho nên nếu không thay mới và giặt thường xuyên, bạn đang khiến làn da đối mặt với một số bệnh da liễu như mụn, ngứa, viêm da tiết bã… mãi không khỏi.

Chính vì vậy, bạn cần phải thay và giặt vỏ gối với tần suất 1 lần/tuần, nếu trời nắng nóng ra nhiều mồ hôi thì tăng lên 2 – 3 ngày/lần. Đối với gối nói riêng, bạn nên thay 6 tháng/lần hoặc ít nhất là 1 – 2 năm/lần. Hãy thường xuyên đem ra phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bặm.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 3 thói quen phản khoa học trong nhà vệ sinh nguy hiểm sức khỏe.

Theo Theo Independent, Insider - Theo songkhoe.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm