Điều này có thể xảy ra với tất cả chúng ta: quả đào tươi mà bạn rất thích ăn là bất ngờ xuất hiện những vết tím mờ. Hoặc bánh mì của những ngày hôm trước bắt đầu có một vài đốm nhỏ màu xanh. Thường thì khi thức ăn gặp hiện tượng này, chúng ta hay vứt bỏ đi. Song liệu chúng ta có thể cắt bỏ phần mốc meo và thưởng thức phần còn lại của quả đào hay lát bánh mì hay không?
Theo Howstuffworks, mốc trên bề mặt thức ăn thường xuất hiện dưới dạng một vùng trắng hoặc xanh. Nó thể xuất hiện trên tất cả bề mặt thực phẩm hoặc chỉ một phần nào đó. Trong khi sự phát triển nấm mốc trông như chỉ diễn ra trên bề mặt, nấm mốc là một loại nấm có cấu trúc tương tự như gốc cây, thân và bào tử. Các rễ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường, có thể phát triển khá sâu. Các cuống và bào tử là những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt. Các bào tử có thể phát tán trong không khí. Đó là nguyên nhân gây ra nấm mốc trên các vật thể hiện tại, cũng như lây lan sang các thực phẩm ở bên cạnh.
Bạn đã nghe thấy cụm từ "một quả táo tồi tệ làm hỏng cả thùng". Thường nếu nấm mốc phát triển trên một miếng thức ăn, nó sẽ nhanh chóng lan tới những thức ăn gần đó.
Không phải tất cả nấm mốc điều có hại. Một số loại pho mát, chẳng hạn như Roquefort, được nhuốm màu xanh lá cây giống như màu "tĩnh mạch". Để đạt được chất lượng này, các nhà sản xuất giới thiệu một loại nấm mốc có thể ăn được trong suốt quá trình sản xuất. Các pho mát thành phẩm hoàn toàn an toàn để ăn dù chúng có hương vị đặc trưng không phải ai cũng nuốt nổi.
Tuy nhiên, các loại nấm mốc khác có thể gây ra vấn đề. Một số gây ra phản ứng dị ứng hoặc gây ra các ảnh hưởng cho hệ hô hấp, đó là lý do tại sao bạn không nên ngửi thực phẩm đã mốc. Và một số loại nấm mốc tạo ra các chất độc hại được gọi là độc tố nấm mốc, có thể gây ra bệnh nghiêm trọng.
Do kết cấu mềm và hàm lượng hơi ẩm cao nên có khả năng các tế bào nấm mốc đã lây lan sang các phần thực phẩm mà bạn không nhìn thấy được. Sẽ an toàn hơn nếu bạn cho lượng thức ăn này vào thùng phân hủy thay vì ăn để chuốc lấy bệnh.
Để có những hướng dẫn đầy đủ và cập nhật về thực phẩm an toàn, hãy truy cập website của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nhưng những gì dưới đây là một bản tóm tắt nhanh chóng về thức ăn đã bị nhiễm mốc:
Mặc dù không phải tất cả các loại thực phẩm mốc đều phải được cho vào thùng rác nhưng một số loại bạn không nên tiêu thụ. Điều này thường áp dụng cho hầu hết các loại thực phẩm mềm và ẩm, vì nấm mốc có thể phát triển sâu hơn vào bên trong sản phẩm sau khi xuất hiện trên bề mặt. Ví dụ, ném những mặt hàng này nếu bạn thấy nấm mốc: thịt của bữa trưa, thịt xông khói, hot-dog, thịt hầm nấu chín, ngũ cốc nấu hoặc mì ống, bơ đậu phộng, đậu, hạt, phô mai mềm, sữa chua và kem.
Mứt và thạch cũng nên bỏ đi khi chúng ta phát hiện có dấu hiệu của nấm mốc, vì chúng có thể chứa chất độc mycotoxin. Cuối cùng, các sản phẩm nướng mốc và bánh mì cũng nên được ném – không nên cắt tỉa những phần không có màu xanh để ăn vì như thế cũng không an toàn.
Mặc dù những lát thịt nguội và thịt của bữa trưa nhiễm mốc nên bị loại bỏ nhưng salami cứng và thịt lợn sấy khô là ngoại lệ; Đối với các mặt hàng này, bạn có thể quét bề mặt một cách an toàn, loại bỏ hoàn toàn nấm mốc.
Đối với pho mát cứng, trái cây và rau quả cứng, thức ăn có thể được tiêu thụ sau khi bạn cắt tỉa phần nhiễm mốc. Hãy chắc chắn tỉa ít nhất 1 inch (2,51cm) quanh khu vực nhiễm nấm mốc và làm sạch con dao nếu nó đã tiếp xúc với nấm mốc (vì nó có thể đã bị dính các tế bào nấm mốc).
Có thể bạn sẽ thất vọng nếu phải bỏ toàn bộ thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc nhưng hãy lưu ý rằng đây là một quyết định an toàn cho sức khỏe của mình.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.